| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa An Dân 11

Thứ Hai 21/05/2012 , 10:30 (GMT+7)

Đây là giống lúa có dạng hình đẹp, cây tương đối cứng, khả năng đẻ nhánh khỏe, bông đóng hạt dày, tỷ lệ lép thấp.

Lâu nay các Cty Giống cây trồng vẫn cất công đi tìm một giống lúa thuần khả dĩ có thể đứng chân được lâu dài ở các tỉnh trung du- miền núi phía Bắc. Thì nay giống lúa ấy đã xuất hiện- giống An Dân 11.

Công bằng mà nói, cho đến nay vùng miền núi phía Bắc chưa có được một giống lúa đặc trưng dành riêng cho khu vực này, trừ một vài giống lúa nếp đặc sản được gieo cấy ở các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang. Về lúa lai, đã hàng chục năm rồi nhưng các giống lúa quá cũ như Tạp giao, Nhị ưu 838 vẫn làm mưa làm gió trên những cánh đồng vùng Tây Bắc, Việt Bắc. Với lúa thuần, các giống chủ lực quanh đi quẩn lại vẫn là Q5, Khang Dân 18. Hình như trong một thời gian dài, các nhà khoa học cũng như DN giống cây trồng đã “bỏ rơi” các tỉnh trung du- miền núi phía Bắc.

Trăn trở trước thực trạng này, Cty CP Giống cây trồng Thái Nguyên đã kết hợp với Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội chọn tạo được giống lúa thuần An Dân 11. Cụ thể vụ mùa 2009, từ vật liệu khởi đầu là hạt giống tác giả (Q5, Khang Dân 18, ST18) các nhà khoa học của ĐHNN Hà Nội đã chọn ra 12 cá thể và tổ chức nhân thành công 12 dòng, sau đó tiếp tục chọn cá thể duy trì dòng thuần đến vụ xuân 2011 tổ chức hỗn dòng đạt yêu cầu đưa ra nhân thử tại ruộng thực nghiệm của Cty CP Giống cây trồng Thái Nguyên được giống mới là An Dân 11.


Điểm mô hình gieo cấy giống An Dân 11

Vụ mùa năm 2011, An Dận 11 ra mắt nông dân Thái Nguyên trước thái độ "thăm dò" của bà con nông dân. Cty đã phải đứng ra ký bảo lãnh về năng suất với bà con tại các mô hình điểm. Hơn 9ha An Dân 11 đã được gieo cấy ngay trong vụ đầu tiên tại các huyện Đại Từ, Phú Bình, Phú Lương Định Hóa, Đồng Hỷ trong sự hồi hộp của cả DN cung ứng giống lẫn bà con nông dân. Kết quả năng suất giống An Dân 11 tại các điểm khảo nghiệm đạt 66,4 tạ/ha, cao hơn giống Khang Dân 18 là 8,6 tạ/ha. Đặc biệt thời gian sinh trưởng của giống này chỉ từ 96- 103 ngày (ngắn hơn Khang Dân 5 ngày), nếu gieo sạ bằng tay hoặc bằng công cụ sạ hàng TGST còn được rút ngắn hơn nữa.

Tâm sự về "đứa con" đầu tay của Cty, ông Bùi Ngọc Thành, Giám đốc Cty CP Giống cây trồng Thái Nguyên nói thật lòng, thời gian trước Công ty mới chỉ chú trọng đến lĩnh vực kinh doanh. Song việc cung ứng các giống lúa của Cty cũng gặp không ít khó khăn bởi nhiều giống có thể tốt với tỉnh ngoài, song khi đưa vào đồng đất Thái Nguyên năng suất không đạt như kỳ vọng do khác biệt về tiểu vùng khí hậu. "Từ lâu, tôi luôn ấp ủ làm sao Cty có thể lai tạo được một giống lúa cho riêng địa phương", ông Thành nói.

Nghĩ là làm, năm 2009 Công ty hợp tác với các nhà khoa học Viện Nghiên cứu lúa (Trường ĐHNN Hà Nội) bắt tay vào chọn các cá thể và tổ chức thành các dòng. Thông qua sự hợp tác với Viện Nghiên cứu lúa, Cty đã nhận được sự hỗ trợ đắc lực về công nghệ của Dự án JICA Nhật Bản. Sau hơn 2 năm nghiên cứu chọn từ tổ hợp 219 nguồn gen của các dòng lúa cực ngắn ngày, cuối cùng đã ra đời giống lúa An Dân 11.

Đây là giống lúa có dạng hình đẹp, cây tương đối cứng, khả năng đẻ nhánh khỏe, bông đóng hạt dày, tỷ lệ lép thấp. Số hạt trên bông đạt 328,2 hạt, cao hơn giống lúa đối chứng Khang Dân 18 là 100 hạt/bông, năng suất khá cao và ổn định. Đặc điểm gạo có mùi thơm nhẹ, hạt dài, cơm mềm. Ngoài ra An Dân 11 có khả năng kháng lại các bệnh thường gặp trên lúa như đạo ôn, khô vằn, rầy, bạc lá…
Được biết qua sản xuất khảo nghiệm tại các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hưng Yên cho thấy năng suất lúa An Dân 11 khá ổn định, sự chênh lệch năng suất giữa vụ xuân và vụ mùa không cao, đây là điều hiếm thấy ở các giống lúa thuần. Tại Thái Nguyên, sau mấy vụ SX bước đầu cho thấy An Dân 11 tuy chưa phải là giống lúa xuất sắc nhưng có khá nhiều ưu điểm nổi trội: TGST ngắn, chống chịu sâu bệnh tốt, ngon cơm... Đây là cơ sở để hy vọng An Dân 11 sẽ tiếp tục ghi điểm ở cả vùng trung du- miền núi.

Về cái tên An Dân 11, ông Bùi Ngọc Thành giải thích hết sức đơn giản: Chữ An muốn nói tới sự an tâm. Còn chữ Dân chính là người nông dân. Một giống lúa mà người dân hoàn toàn có thể yên tâm về năng suất, chất lượng khi đưa vào gieo cấy thiết nghĩ là cái đích mà người làm giống nào cũng đều mong muốn hướng tới. Còn chữ số 11 là đánh dấu năm 2011, Cty phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu thành công giống lúa này.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm