| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa lai 27P53 đột phá về chất lượng và năng suất

Thứ Hai 07/06/2021 , 06:13 (GMT+7)

Đây là giống lúa lai 3 dòng thế hệ mới được Hội đồng khoa học công nhận giống của Bộ NN-PTNT đánh giá giống cho năng suất và chất lượng vượt trội.

Mô hình lúa lai 27P53 tại Thanh Chương, Nghệ An.

Mô hình lúa lai 27P53 tại Thanh Chương, Nghệ An.

Pioneer (nay là Corteva Agriscience) đã tiên phong trong đầu tư, nghiên cứu, phát triển các giống lúa lai 3 dòng thế hệ mới. Bằng việc áp dụng tiến bộ KHCN, đặc biệt là công nghệ sinh học phân tử, đã lai tạo thành công và thương mại giống lúa PHB71, là một trong những giống lúa lai chất lượng cao mà vẫn giữ được năng suất cao đầu tiên được gieo trồng tại Việt Nam năm 2010.

Đến năm 2019 đánh dấu một bước ngoặt mới của việc nghiên cứu, nhập nội, chọn tạo và phát triển lúa lai 3 dòng, khi Corteva Agriscience cho ra mắt giống lúa 27P53. Đây là giống lúa lai 3 dòng thế hệ mới được Hội đồng khoa học công nhận giống của Bộ NN-PTNT đánh giá là giống lúa cho năng suất và chất lượng vượt trội, tính thích ứng rộng, chống chịu tốt với sâu bệnh hại và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Giống đã được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức tháng 10 năm 2019.

Giống 27P53 có TGST ngắn, chỉ từ 120-125 ngày trong vụ xuân, 100-105 ngày trong vụ hè thu - mùa và vùng lúa tôm ĐBSCL.

Sau khi giống lúa 27P53 được công nhận chính thức, nông dân các vùng trồng lúa đón nhận và gieo trồng trên diện rộng khắp các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái, Cao Bằng, Đăk Lăk… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông dân Lưu Xuân Bảy, xã Phú Thành, Yên Thành, Nghệ An, chia sẻ: “Qua thực tiễn 3 vụ sản xuất cho thấy giống lúa 27P53 dễ gieo trồng, hạt giống nảy mầm khỏe, mạ chịu rét tốt, đẻ nhánh khỏe và tập trung, ít dảnh vô hiệu, chống chịu sâu bệnh tốt. Đặc biệt giống lúa 27P53 chống đổ ngã vượt trội, năng suất cao từ 8-9 tấn/ha, chất lượng thóc, gạo cao. Hạt gạo dài, ít bạc bụng, trắng trong, cơm mềm dẻo, khi để nguội cơm vẫn giữ được độ mềm dẻo như ban đầu, đây là giống lúa lai tốt nhất trong các giống lúa mà tôi đã từng trồng”.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn (65,67 ha) vụ xuân 2021 tại Yên Thành, Nghệ An.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn (65,67 ha) vụ xuân 2021 tại Yên Thành, Nghệ An.

Theo ông Nguyễn Tiến Đức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Nghệ An: “Nghệ An là tỉnh canh tác lúa lai lớn với hơn 40.000 ha/năm. Sự góp mặt của các giống tốt như 27P53 có ý nghĩa rất lớn với địa phương bởi một số giống hiện không giữ được tính ổn định ban đầu".

Có mặt tại Việt Nam từ 1995, Corteva Agriscience luôn nỗ lực không chỉ cung cấp các giải pháp sáng tạo và bền vững mà còn nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng. Việc đưa các giống lúa lai 3 dòng như 27P31, 27P53 vào sản xuất góp phần giúp nông dân gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế từ việc canh tác lúa.

“Với chuyên môn và kinh nghiệm hơn 200 năm trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng như suốt 25 năm qua gắn bó với Nông nghiệp Việt Nam, Corteva Agriscience cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng nông dân Việt Nam”, ông Ngô Lành, Giám đốc Kinh doanh Corteva Agriscience Việt Nam chia sẻ.

Corteva Agrisciences™ là sự hợp nhất từ 3 công ty Dow AgroSciences, DuPont Crop Protection & DuPont Pioneer với mục tiêu trở thành công ty nông nghiệp độc lập dẫn đầu trong ngành công nghệ hạt giống, thuốc BVTV và nông nghiệp kỹ thuật số, giúp tối ưu hóa năng suất cho nông dân cũng như xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên toàn cầu.

DuPont Crop Protection được thành lập từ năm 1802, Dow AgroSciences được thành lập từ năm 1897 và Pioneer được thành lập từ năm 1926. Suốt hơn 200 năm qua, 3 công ty đã mang lại nhiều giải pháp đột phá, bền vững trong kiểm soát côn trùng, cỏ dại, sâu bệnh và tiên phong trong nghiên cứu, phát triển các giống lúa lai và ngô lai giúp người nông dân cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng trên toàn thế giới. Năm 2018 đánh dấu một bước ngoặt của lịch sử ngành nông nghiệp toàn cầu khi 3 công ty hoàn tất việc sát nhập chính thức hoạt động với tên gọi Corteva Agriscience.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột

Tỉnh Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột từ tỉnh đến các thôn xóm, từng hộ dân...

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm