| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa OM 4900

Thứ Hai 23/02/2009 , 09:30 (GMT+7)

Giống lúa thuần OM 4900 đã được lai tạo chọn lọc bởi các cán bộ khoa học tại Bộ môn di truyền chọn giống thuộc Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (VLĐBSCL)...

Nguồn gốc

Giống lúa thuần OM 4900 đã được lai tạo chọn lọc bởi các cán bộ khoa học tại Bộ môn di truyền chọn giống thuộc Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (VLĐBSCL). Tác giả là PGS.TS. Nguyễn Thị Lang và GS.TS. Bùi Chí Bửu. Phương pháp lai cổ truyền được áp dụng với giống bố là Jasmine 85 và giống mẹ là C53 (Lemont). Trong quá trình chọn lọc các đời con lai có áp dụng kỹ thuật trợ giúp của dấu chuẩn phân tử (MAS= marker assisted selection) từ năm 2002. Mục đích đặt ra là kết hợp các đặc điểm di truyền cho năng suất cao, mùi thơm và hàm lượng amylose thấp.

Đặc tính chi tiết của giống OM 4900

Những đặc tính chủ yếu của giống OM 4900 so với bố mẹ được trình bày tại bảng 1.

Bảng 1: Các đặc tính của giống OM 4900

 

OM4900

C53

Jasmine 85

Nguồn gốc

C53/Jasmine 85// Jasmine 85

IRRI

IRRI

Marker để đánh dấu

RM 223

RM 223

0

Thời gian sinh trưởng (ngày)

100

100

105

Chiều cao cây (cm)

114

90

115

Thân rạ

cứng

cứng

cứng

Khả năng đẻ nhánh

khá

khá

khá

Số bông/khóm

8-12

10

12

Trọng lượng 1000 hạt (g)

29,8

25-26

28,1

Hạt chắc/ bông

156

138

147

Amylose (%)

16-16,8

24,6

20,1

Độ bạc bụng (0-9)

0

1

0

Chiều dài hạt gạo (mm)

7,0-7,3

7,2-7,3

7,1

Mùi thơm

1

0

2

Tỷ lệ protein (%)

8,4

7,5

8,2

Chống chịu mặn

EC= 10d/m (*)

EC=12d/m

EC=0d/m

Bạc lá

1

1

5

Chỉ số thu hoạch (%)

0,58

0,58

0,57

Năng suất (T/ha)

5 – 7

4

5-7

_(*) Ghi chú : EC = Electrical conductivity (độ dẫn điện). Độ dẫn điện của dung dịch thí nghiệm càng cao, tỷ lệ muối càng cao, giống lúa càng chống chịu mặn tốt.

Qua bảng 1 chúng ta có thể nhận xét rằng phần lớn các đặc tính của giống OM 4900 tương tự như Jasmine 85. Có một vài khác biệt là giống OM 4900 chịu mặn hơn, chống chịu bệnh bạc lá tốt hơn. Ngoài ra giống OM 4900 có thể trồng được trong cả hai vụ lúa đông xuân và hè thu.

Năng suất, mức độ kháng sâu bệnh và mùi thơm:

- Năng suất: Kết quả khảo nghiệm tại VLĐBSCL qua 5 vụ từ đông xuân 2004 đến đông xuân 2006 cho thấy năng suất trung bình của giống OM 4900 là 5,58T/ha, trong khi đó giống OMCS 2000 là 5,14T/ha và Jasmine 85 là 5,02T/ha. Trong vụ hè thu năm 2006, tại 12 điểm trình diễn trên các huyện khác nhau trong tỉnh An Giang cho thấy năng suất trung bình của giống OM 4900 là 4,1 T/ha và IR 64 là 3,9 T/ha. Tương tự, trong vụ hè thu năm 2007 tại 10 điểm trong tỉnh An Giang, năng suất giống OM 4900 là 5,0 T/ha trong khi giống OMCS 2000 là 4,8 T/ha và Jasmine 85 là 4,9T/ha. Trong năm 2005, bảy giống lúa đã được nghiên cứu tại 6 tỉnh là Bình Thuận, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang và Trà Vinh, năng suất giống OM 4900 đạt 5,94 T/ha trong khi giống OMCS 2000 đạt 5,83T/ha và Jasmine 85 đạt 5,88T/ha.

Kết quả nghiên cứu so sánh bộ A2 gồm 14 giống do Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng trung ương (TTKKNGCTTU) tiến hành trong vụ đông xuân 2006-2007 trên 7 địa điểm thuộc 6 tỉnh vùng ĐBSCL và hai tỉnh miền Đông Nam bộ cho thấy năng suất trung bình của giống OM 4900 là 5,83T/ha và năng suất trung bình của giống đối chứng VNĐ 95-20 là 5,74T/ha. Cũng trong bộ A2 với 18 giống nghiên cứu trong vụ hè thu 2007 tại 9 điểm các tỉnh phía Nam cho thấy năng suất trung bình của giống OM 4900 là 4,73T/ha và đối chứng VNĐ 95-20 là 4,44 T/ha.

- Phản ứng đối với sâu bệnh: Kết quả nghiên cứu chủng rầy nhân tạo của TTKKNGCTTU cho thấy trong vụ đông xuân 2006-2007 và hè thu 2007, tiến hành tại các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng và Đồng Tháp cho thấy cấp nhiễm rầy nâu trung bình của giống OM 4900 là 4,7 trong khi đó giống OMCS 2000 là 6,1 và VNĐ 95-20 là 5,1. Giống chuẩn kháng PTB 33 cũng cho mức nhiễm là 4,7 và giống chuẩn nhiễm TN1 cho mức nhiễm là cao nhất, cấp 9. Thí nghiệm trong điều kiện nhân tạo bằng nương mạ đạo ôn trong vụ đông xuân 2006-2007 và hè thu 2007 cũng cho thấy giống OM 4900 nhiễm đạo ôn cấp 5 trong khi đó mức trung bình của giống OMCS 2000 là 8,5 và VNĐ 95-20 là 6.

Năm 2007, diện tích trồng giống OM 4900 trong sản suất đại trà đạt 2.369 ha và năm 2008 đã tăng lên 19.562 ha. Giống OM 4900 đã được Bộ NN-PTNT công nhận cho sản xuất thử vào tháng 7 năm 2008 và hiện nay VLĐBSCL đang lập thủ tục để xin được công nhận chính thức. Về quyền sở hữu trí tuệ, Bộ môn di truyền chọn giống thuộc VLĐBSCL đã nộp đơn số 20080027 ngày 8 tháng 9 năm 2008 về chủ sở hữu giống lúa OM 4900. Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới thuộc Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT đã chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ vào ngày 4/12/2008.

Về tỷ lệ nhiễm bệnh siêu vi trùng lùn lúa cỏ của giống OM 4900 cũng thấp so với 42 giống nghiên cứu. Trong 28 giống nghiên cứu trong vụ đông xuân 2006-2007, chỉ có một số ít giống có tỷ lệ nhiễm bệnh siêu vi trùng (virus) lùn lúa cỏ thấp hơn 50% là : HĐ1(45%), OM 5930 (26,8%), VN 121 (35,4%), OM 4900 (50%). Hai giống đối chứng là OMCS2000 (98%) và VNĐ 95-20 (100%). Trong vụ hè thu 2007, có 37 giống nghiên cứu. Các giống có tỷ lệ nhiễm lùn lúa cỏ dưới 50% là: HĐ1 (40% ), OM 5930 (37,5%), HG1 (46%), OM 5636 (40,4%), VN 24-4 (32,6%), VN 121 (41,7%), VN 124 (40,8%), OM 2488 (39,6%) và OM 4900 (50%). Tỷ lệ nhiễm của các giống đối chứng là: OMCS 2000 (68%) và VNĐ 95-20 (73,5%).

- Mùi thơm: Giống OM 4900 có mùi thơm nhẹ. Hoạt chất quan trọng nhất có ảnh hưởng đến mùi thơm của lúa là chất 2-acetyl-1-pyrroline. Hàm lượng của chất này trong chồi của giống OM 4900 là 307 ppb (phần tỷ), vỏ trấu là 289 ppb, cám là 301 ppb, gạo lức là 283 ppb và gạo trắng là 200 ppb.

Đặc tính khái quát của giống OM 4900:

Giống OM 4900 có thời gian sinh trưởng từ 95-100 ngày, cao 114 cm, thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá, số bông trên khóm biến thiên từ 8 đến 12, số hạt chắc trên bông là 156. Trọng lượng 1.000 hạt là 29,8 gram; chiều dài hạt gạo từ 7 đến 7,3 mm; độ bạc bụng cấp 0 (đánh cấp từ 0-9); hàm lượng amylose từ 16- 16,8%; tỷ lê protein đạt 8,4%, có mùi thơm nhẹ. Giống tương đối chịu mặn; chống chịu khá tốt với rầy nâu, đạo ôn và bạc lá. Giống trồng được trong cả vụ hè thu và đông xuân, phù hợp cho vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ, năng suất biến thiên từ 5-7 tấn/ha, gia tăng 10-15% so với các giống đối chứng đang được trồng phổ biến trong vùng.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm