| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa VTNA-1: Sạ 2 kg, thu hơn 370kg/sào

Thứ Hai 29/03/2010 , 10:14 (GMT+7)

Giống tốt, cùng quy trình thâm canh mới tiết kiệm chi phí, giảm sâu bệnh đạt hiệu quả rất cao đang làm mê mẩn nông dân Bình Định.

*Từ mô hình sạ thưa giống lúa VTNA-1 hiệu quả cao, Bình Định sẽ viết lại quy trình thâm canh lúa

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ từ SX 3 vụ sang 2 vụ lúa/năm mà vẫn bảo đảm an ninh lương thực, ngành nông nghiệp Bình Định không ngừng tìm kiếm những giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao và chống chịu tốt các loại sâu bệnh để đưa vào cơ cấu thay thế cho những giống đã có dấu hiệu thoái hóa.

Sau nhiều năm khảo nghiệm thành công, vụ ĐX 2009-2010, giống lúa VTNA-1 (Vật tư Nghệ An 1) của Tổng Cty CP VTNN Nghệ An được đưa vào SX đại trà tại Bình Định. Giống tốt, cùng quy trình thâm canh mới tiết kiệm chi phí, giảm sâu bệnh đạt hiệu quả rất cao đang làm mê mẩn nông dân ở đây.

Vừa sạ vừa… run

Ông Trần Khánh Dư - Phó chủ nhiệm HTXNN Hoài Mỹ 1 (Hoài Nhơn - Bình Định) tâm sự: “Vụ ĐX 2009-2010, HTX chúng tôi hợp đồng với TCty CP VTNN Nghệ An SX 20 ha giống nguyên chủng VTNA-1 với 105 hộ tham gia. Khi vận động, chúng tôi đã gặp nhiều phản ứng của bà con bởi theo quy trình kỹ thuật thì lượng giống sạ chỉ từ 2-2,5 kg/sào (500m2). Trong khi từ trước đến nay, với các giống lúa thuần bà con đã quen sạ dày, từ 8-12 kg giống/sào và các giống lai là 3kg/sào. Với mật độ sạ thưa như vậy, bà con không tin tưởng là đám ruộng của mình sẽ có đủ lúa cây để đứng. Thế nhưng trước những cam kết của TCty và Trung tâm KNKN Bình Định, bà con đồng thuận tham gia nhưng ai nấy đều vừa làm vừa… run”.

Nông dân Nguyễn Thị Đâu (69 tuổi) ở thôn Mỹ Thọ, xã Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) cho biết: “Nông dân xã chúng tôi từ lâu đã tiếp cận với các giống lúa mới. Gia đình tôi có 5 sào ruộng và từ rất sớm đã làm các giống lúa lai. Trước khi biết giống VTNA-1, tôi làm giống Nhị ưu 838. Là giống lai, mật độ sạ thưa nhưng vẫn đến 3 kg/sào, vậy mà khi tiếp nhận giống VTNA-1, một giống lúa thuần nhưng được khuyến cáo chỉ sạ từ 2 đến 2,5kg/sào, chúng tôi không tin là sẽ được. Thế nhưng nghe mấy cán bộ khuyến nông cam kết có vẻ chắc chắn quá nên cuối cùng tôi cũng… nhắm mắt làm đại. Mấy ngày đầu sau khi sạ, ra thăm ruộng thấy cây lúa mọc lèo tèo, thưa rỉnh, đứng nhìn mà nước mắt cứ chảy, nghĩ là vụ này sẽ mất thêm nhiều chi phí thuê công dặm mà chẳng được mấy hột lúa vào nhà. Thế nhưng 20 ngày sau thấy bụi lúa nở đều, mạnh mẽ tôi mới yên tâm.

Bây giờ nhìn bông lúa thấy mê luôn. Khi làm lúa lai Nhị ưu 838 năng suất đạt gần 300kg/sào, bây giờ chưa thu hoạch nên chưa biết năng suất của lúa VTNA-1 đạt bao nhiêu nhưng nhìn hạt thóc đóng dày đặc tôi hy vọng sẽ thu được hơn 350kg/sào. Chắc từ nay về sau mấy đám ruộng nhà tôi sẽ làm miết giống này thôi”. Bà Bùi Thị Điền (72 tuổi) người cùng thôn với bà Đâu tiếp lời: “Vụ này gia đình tôi và con tôi làm 6 sào lúa VTNA-1. Chỉ sạ có 2 ký rưỡi giống/sào nên tôi không dám sạ tay như các giống khác mà phải nhờ đến máy sạ hàng. Lúa mọc lên đẻ mạnh thích lắm, đến vụ sau làm lại lúa này với 2,5 kg giống cho mỗi sào tôi cũng có thể sạ tay bình thường nhờ hạt giống nhỏ, vãi dễ đều”.

Đi thăm cánh đồng thôn Khánh Trạch, chúng tôi nhận thấy HTXNN Hoài Mỹ 1 bố trí nhiều mật độ sạ khác nhau. Những đám ruộng được sạ 2 kg, 2,5kg đến 3kg giống/sào nằm cận kề để so sánh. Thật lạ, giống VTNA-1 thể hiện tính ưu việt về mật độ sạ thưa rất rõ, bông lúa của những đám ruộng sạ 2kg/sào to và dài hơn bông ruộng sạ 3kg giống/sào. Ông Nguyễn Xuân Thưởng - GĐ Trung tâm KNKN Bình Định cho biết: “Nhìn mã lúa, năng suất dự kiến những diện tích sạ 2 kg giống/sào sẽ cho khoảng hơn 74 tạ/ha, những diện tích sạ 3kg/sào năng suất kém hơn một chút, hơn 73 tạ/ha. Như vậy, với giống VTNA-1 cho phép sạ thưa 2kg/sào (40kg/ha), hiệu quả gần như tối ưu, cây lúa bông hữu hiệu nhiều và tỷ lệ hạt chắc cao. Mô hình sạ thưa bằng giống mới này là tiền đề cuộc cách mạng trong biện pháp thâm canh ở nơi nông dân bảo thủ tập quán sạ dầy như Bình Định”.

Khẳng định hiệu quả

Ông Trần Minh Phúc - CBKT Trung tâm KNKN Bình Định nói: “Năm 2009 chúng tôi đưa vào khảo nghiệm giống VTNA-1 tại HTXNN Ân Hữu 1 (Hoài Ân) với 1 ha trong tất cả các vụ trong năm. Kết quả cho thấy giống lúa này thích nghi rất rộng, thể hiện trên nhiều chân đất và nhiều thời vụ, nhiều trà lúa khác nhau. Thời gian sinh trưởng ngắn ngày, vụ ĐX là 105 ngày, vụ hè thu chỉ 95 ngày nên thích hợp bố trí cho cả trên chân 3 vụ và 2 vụ. Năng suất các vụ ĐX, vụ hè và vụ thu đạt từ 68 tạ đến gần 73 tạ/ha, riêng vụ 3 cũng đạt được 66 tạ/ha. Tính ưu việt của giống VTNA-1 thể hiện rõ đã khiến lãnh đạo Trung tâm KNKN mạnh tiếng đề nghị với Sở NN-PTNT đưa vào sản xuất diện rộng và vụ ĐX này được nhân rộng trên 5 huyện: Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn và Tây Sơn với 140 ha, trong đó có 20 ha ở Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) SX giống nguyên chủng”.

Giống VTNA-1 cho thấy tính kháng sâu bệnh rất khá. Đơn cử vụ ĐX 2009-2010 này, trong khi các giống lúa khác trên địa bàn tỉnh phải chật vật với cuộc chiến chống rầy thì 20 ha SX lúa giống VTNA-1 ở HTXNN Hoài Mỹ 1 vẫn bình an vô sự. Đối với các loại sâu bệnh hại khác như: khô vằn, đạo ôn, đốm nâu, sâu cuốn lá cũng chỉ bị hại nhẹ. Nông dân Đinh Hùng Hải ở thôn Khánh Trạch, xã Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) khẳng định: “Trước đây, mỗi khi HTXNN giới thiệu giống lúa mới nào tôi cũng đều làm thử trên 6,5 sào ruộng của gia đình, thế nhưng tôi chưa từng gặp giống lúa nào mang nhiều “tính tốt” như giống này.

Giống lúa VTNA-1 là giống lúa thuần được TCty CP vật tư NN Nghệ An chọn tạo đã được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức tại QĐ số 252 ngày 4/11/2008. Đây là giống lúa ngắn ngày đạt năng suất cao không thua kém một số giống lúa lai nếu tuân thủ đúng quy trình thâm canh theo khuyến cáo; gạo hạt nhỏ dài, ngon cơm.

Bình Định cũng như một số tỉnh Nam Trung bộ hiện nhiều nơi vẫn còn tập quá sạ rất dày (trên dưới 200kg thóc giống/ha), vừa tăng chi phí lại sâu bệnh nhiều nhất là rầy nâu, hiệu quả kinh tế thấp. Để thử nghiệm giống mới VTNA-1 cũng như áp dụng phương pháp sạ thưa như trên, các địa phương có thể liên hệ TCty CP VTNN Nghệ An (TP Vinh, tỉnh Nghệ An, ĐT ông Trương Văn Hiền - Tổng giám đốc: 0913.272.258).

Trong khi giá các loại giống lai rất đắt, từ gần 40.000đ đến 60.000đ/kg tùy loại, sạ nhiều lượng giống hơn nhưng năng suất cho kém xa loại giống này. Ước tính vụ ĐX này năng suất của VTNA-1 sẽ đạt gần 75 tạ/ha, đó là do ruộng tôi nghèo dinh dưỡng, thuộc loại đất hạng 4 chứ các đám ruộng khác lúa còn tốt hơn nữa. Với 2 ký rưỡi giống một sào, nếu sạ bằng máy sạ hàng thì thừa và khi lúa đến thì con gái bụi lúa nở nhìn bắt mê trong khi giá giống chỉ có 16.000đ/kg. Nhờ sạ thưa, các bụi lúa cách xa nhau nên cũng tránh được nạn rầy tấn công. Trước đây quen sạ dầy, đến thời điểm này tôi đã phải bơm 4-5 lần thuốc BVTV nhưng vụ này tôi chỉ mới bơm có 1 lần mà cây lúa vẫn mạnh khỏe”.

Đi dọc bờ ruộng thuộc thôn Khánh Trạch, 1 bên là vùng lúa VTNA-1, 1 bên là những đám ruộng sạ các giống Q5 và TH 757 theo tập quán (trên dưới 10kg lúa giống/sào hay 200kg/ha). Cùng sạ 1 thời điểm, chăm sóc cùng chế độ như nhau nhưng nhìn sự phát triển của chúng khác nhau 1 trời 1 vực. Trong khi cây lúa VTNA-1 cao, khỏe rắn chắc, bông lúa dài trĩu nặng hạt thì các cây lúa kia thấp lè tè, yếu ớt và bông lúa thì ngắn ngủn. Ông Phó chủ nhiệm HTXNN Hoài Mỹ 1 - Trần Khánh Dư, phấn khởi: “Tính toán sơ bộ, 105 hộ dân SX giống VTNA-1 trong vụ này, sau khi trừ mọi khoản chi phí, còn thu lãi ròng được từ 1,1 triệu đến 1,2 triệu đồng/sào, cao hơn những hộ SX đại trà gấp 2,5 lần. Chính vì hiệu quả “nhỡn tiền” là vậy nên vụ này chưa thu hoạch mà nông dân toàn HTX đặt mua giống VTNA-1 nườm nượp”.

Ông Nguyễn Xuân Thưởng - GĐ Trung tâm KNKN Bình Định: “UBND tỉnh đã giao cho Trung tâm chúng tôi biên soạn lại quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp trên điều kiện thời vụ và mức độ thâm canh để phổ biến cho nông dân áp dụng. Trong thời gian tới giống lúa VTNA-1 (cùng quy trình thâm canh mới) sẽ từng bước được nhân rộng để thay thế các giống cũ trong cơ cấu tại Bình Định đã có dấu hiệu thoái hóa như: DV 108, TBR-1, Q5…, là những giống nhiễm rầy nặng và có phẩm chất gạo không ngon”.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm