| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 13/01/2020 , 09:50 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 09:50 - 13/01/2020

Giữa tháng 1/2020 rồi, Cát Linh - Hà Đông ơi!

Suốt một thập kỷ nay, công trình đường sắt đô thị của Thủ đô, như một con rắn xấu xí vẫn chềnh ềnh phơi giữa phố phường. Đây là lần lỡ hẹn thứ 9.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Đã đến giữa tháng 1/2020 rồi. Thế là lời hứa của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung trước nhân dân Thủ đô và cũng là trước nhân dân cả nước “các bên liên quan đang cố gắng để đưa các đoàn tàu tại dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vận hành thương mại vào tháng 12/2019” lại bị gió thổi bay mất.

Trước đó nữa, tại cuộc họp báo đầu tháng 10/2019, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định “Bộ GTVT đã thuê tư vấn độc lập là liên danh Apave-certifier-Tricc của Pháp chuyên đánh giá hệ thống an toàn đường sắt trên thế giới để đánh giá mức độ an toàn của hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông”. Nhưng lời hứa vẫn chỉ là… lời hứa.

Suốt một thập kỷ nay, công trình đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô, như một con rắn xấu xí, thô kệch, vẫn chềnh ềnh phơi giữa phố phường. Đây là lần lỡ hẹn thứ 9. Một kỷ lục của số lần lỡ hẹn xứng đáng được đưa vào sách Ghi-nét thế giới.

Lần thứ 9, và tương lai sẽ không biết còn bao nhiêu lần lỡ hẹn nữa. Bởi tuy Bộ GTVT đã bỏ ra cả núi tiền để thuê cơ quan tư vấn độc lập là liên danh Apave- certifier-Tricc, nhưng cho đến nay, tổng thầu Trung Quốc vẫn chưa cung cấp đủ hồ sơ thi công thiết kế cùng các hồ sơ kèm theo, nên liên danh này cũng đành bó tay.

Bởi không một ai dám đưa ra kết luận là hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông là an toàn hay chưa an toàn, đủ hay chưa đủ điều kiện đưa vào khai thác thương mại, khi trong tay chưa có đủ các hồ sơ cần thiết. Còn cơ quan đăng kiểm Việt Nam thì cũng mới chỉ dám cấp đăng kiểm tạm thời để các đoàn tàu chạy không tải (không có khách).

Trước tình hình trên, cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, thì “hiện nay bộ GTVT đang tích cực làm việc với tổng thầu Trung Quốc để giải quyết những vấn đề còn đang khúc mắc, nhanh chóng hoàn thành những công đoạn cuối cùng”.

Thật là lạ. Tổng thầu Trung Quốc chỉ là người làm thuê. Thế mà trước sự chây ỳ của kẻ làm thuê, ông chủ là Bộ GTVT không dám sử dụng bất kỳ một chế tài nào, chỉ biết “tích cực làm việc”. Như vậy, khác nào van xin.

Suốt từ năm 2015 đến giờ, chưa trả được một đồng tiền gốc nhưng mỗi ngày vẫn phải lấy từ tiền thuế của dân ra 1 tỷ để trả lãi vay cho Trung Quốc. Chây ỳ mà không bị bất cứ một chế tài nào, lại được thêm mỗi ngày chừng ấy tiền lãi, thì tội gì không chây ỳ?

Theo đánh giá của giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của liên danh tư vấn độc lập Apave-certifier-Tricc Nguyễn Công Phú về độ an toàn của công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, thì “nói cho đúng, mới có 50% được gọi là ổn, 50% còn lại phải xem xét”.

9 năm trời mới được 50%. Vậy 50% còn lại, liệu có kéo dài thêm 9 năm nữa?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm