| Hotline: 0983.970.780

Google Doodle hôm nay

Google Doodle hôm nay 21/9: Tết Trung Thu 2021

Thứ Ba 21/09/2021 , 07:31 (GMT+7)

Để chào mừng ngày Tết Trung Thu 2021, Google Doodle hôm nay 21/9/2021 đã thay đổi biểu trưng trên trang chủ của mình.

Google Doodle chào mừng ngày Tết Trung thu 2021 của Việt Nam

Google Doodle chào mừng ngày Tết Trung thu 2021 của Việt Nam

Google Doodle hôm nay

Google Doodle hôm nay 21/9 đã chúc mừng Tết Trung thu 2021 hay Tết Thiếu nhi của Việt Nam. Hình tượng lần này là chiếu đèn lồng hình con cá xen lẫn các đèn lồng ngôi sao bên cạnh đang hướng lên bầu trời.

Google cho biết, theo truyền thống dịp Tết Trung thu ở Việt Nam những năm trước đây, những màn biểu diễn sôi động sẽ được tổ chức tại các khu dân cư và trẻ em mang những chiếc đèn hình ông sao, hình cá chép đi rước đèn trên đường phố. Bánh trung thu cũng là món ăn quen thuộc trong dịp này.

"Dù Tết Trung thu năm nay ở Việt Nam lặng lẽ hơn khi các gia đình tổ chức tại nhà nhưng những niềm vui trong ngày sẽ không bao giờ bị lãng quên" - Google lưu ý.

"Chúc mừng Tết Trung thu, Việt Nam!" - Google chia sẻ ở cuối lời giới thiệu về Doodle mừng ngày tết Trung thu có phạm vi tiếp cận riêng cho người dùng ở Việt Nam.

Nguồn gốc ngày Tết Trung thu

Tết Trung Thu (hay Tết Thiếu nhi) là ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Được biết, Tết Trung Thu 2021 sẽ rơi vào thứ 3, ngày 21/9/2021 Dương lịch (tức 15/8/2021 lịch âm). Nhằm ngày Nhâm Thân, Tháng Đinh Dậu, Năm Tân Sửu.

Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết được lưu truyền về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc…

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hùng Vĩ - nhà nghiên cứu văn học dân gian, nguyên giảng viên Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay, con người từ xa xưa bằng kinh nghiệm và quan sát tự nhiên thấy trong vòng xấp xỉ 30 ngày đêm thì có 1 ngày trăng tròn. Trong 1 năm có 12 lần trăng như vậy và trong 12 lần đó có 1 lần trăng tròn hơn tất cả những lần trăng tròn khác.

Khi đó, con người chưa biết cách tính quỹ đạo của mặt trăng, mặt trời nên người ta quan sát xung quanh, cứ đến ngày ánh trăng tròn nhất, sáng nhất, trời mát… thì đi ra khỏi nơi cư trú để giao lưu, nhảy múa, ca hát và thậm chí là đi kiếm ăn trong ngày đó. Và lâu dần thành thói quen.

Sau đó, các hệ thống tín ngưỡng và tập tục, đặc biệt tôn giáo ra đời, người ta dựa vào đó để tạo ra lễ tiết.

Người phương Đông sử dụng lịch âm dương (hay còn gọi là âm lịch) nên lấy trăng tròn làm mốc. Họ thấy vào mùa thu (tháng Tám âm lịch) trăng thường tròn nhất nên lấy ngày Rằm tháng Tám làm lễ Trung thu.

Khi Việt Nam hội nhập vào nền tảng văn hóa châu Á thì có Tết Trung thu. Các nước sử dụng âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… đều có Tết Trung thu.

Ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Theo chuyên gia Vĩ, thời kỳ chưa có tôn giáo, Trung thu mang ý nghĩa là ngày trăng sáng nhất, mọi người ra khỏi nơi cư trú để giao lưu, nhảy múa, hát ca, gia tăng tinh thần cộng đồng.

Từ khi trở thành nghi lễ, lễ hội, Trung thu mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước hết, ngày Tết Trung thu là để con người đoàn viên với nhau, ra tăng sự cấu kết cấu đồng. Tiếp theo đó là hướng đến trăng (hay còn gọi là Tết trông trăng) và hướng đến truyền thuyết cổ xưa về trăng để không quên gốc gác của mình.

Cuối cùng, Trung thu là dịp để mọi người vui chơi, giải trí, hướng đến cuộc sống an lành, tương lai tốt đẹp hơn. Đây mới là giá trị chính của Tết Trung thu.

Cũng theo ông Vĩ, ở Việt Nam, Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Thiếu nhi bởi ngày này gần với ngày Tết độc lập (2/9/1945), cũng Trung thu năm 1945, Bác Hồ gửi thư cho thiếu nhi. Do đó, Tết Trung thu Việt Nam hướng đến thiếu niên, nhi đồng một cách mạnh mẽ.

Vào ngày Tết Trung thu, người Việt thường chuẩn bị mâm cỗ (bánh, trái…) dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng.

Người Việt cũng thường mượn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi. Cũng trong ngày Tết Trung Thu, trẻ em các vùng miền trên cả nước được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… cùng bạn bè.

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.