| Hotline: 0983.970.780

Google Doodle hôm nay

Google Doodle hôm nay 31/12: Giao thừa

Thứ Sáu 31/12/2021 , 07:04 (GMT+7)

Google Doodle hôm nay 31/12/2021 có chủ đề New Year's Eve (hay Giao thừa), là thời điểm chúng ta nhìn lại một năm đã qua và chào mừng năm 2022 đang đến.

Google Doogle: Chào đón Giao thừa Dương lịch 2022

Giao thừa là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Đây là một trong những buổi lễ quan trọng trong tập quán, văn hóa nhiều quốc gia trên thế giới.

Vào dịp này, nhiều quốc gia phương Tây và phương Đông thường tổ chức bắn pháo hoa hoặc các lễ hội khác để chấm dứt năm cũ (tất niên) và đón mừng năm mới vào đúng thời điểm 0 giờ 0 phút 0 giây ngày 1 tháng 1 đối với Tết Dương lịch, đối với Tết Âm lịch, giao thừa là phút giây thiêng liêng lúc đêm 30 Tết, lúc này khí tiết chuyển sang lập xuân, chính thức bắt đầu năm mới.

Giao thừa Dương lịch có tên tiếng anh là New Year's Eve, diễn ra vào ngày 31 tháng 12 và là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới theo Dương lịch.

Google Doodle hôm nay 31/12/2021: New Year's Eve

Google Doodle hôm nay 31/12/2021: New Year's Eve

Vì vậy, Google đã thay đổi Doodle của mình để tạm biệt ngày cuối cùng của năm 2021 và chuẩn bị cho ngày đầu tiên của năm mới 2022.

Những điều đặc biệt trong ngày Giao thừa

Theo đường đổi ngày quốc tế thì quần đảo Line, vài đảo ở Polynesia và Úc, New Zealand là những nơi đón năm mới đầu tiên trên thế giới.

Bài hát "Auld Lang Syne" được hát theo truyền thống tại giao thừa ở Scotland và trên toàn thế giới, đặc biệt ở các quốc gia nói tiếng Anh.

Các quốc gia thường tổ chức các hoạt động chấm dứt năm cũ và bắn pháo hoa tại thời điểm bắt đầu của năm mới.

Năm 2021 vẫn là năm của dịch bệnh Covid-19 và vẫn đang điễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu dừng lại ở nhiều quốc gia. Vì vậy các hoạt động chào đón Giao thừa và chào mừng năm mới 2022 vẫn bị hạn chế ở nhiều nước trên thế giới.

Ngày Giao thừa Dương lịch ở một số quốc gia

Tại Hoa Kỳ

Giao thừa được tổ chức với những bữa tiệc chính thức, những hoạt động hướng về gia đình và các sự kiện đại chúng khác.

Lễ hội nổi tiếng nhất là "thả cầu" tổ chức tại Quảng trường Thời đại của TP New York. Lấy cảm hứng từ những quả bóng thời gian được sử dụng chính thức làm tín hiệu thời gian, vào lúc 23:59 theo múi giờ miền Đông, một quả bóng nặng 11.875 pound (5.386 kg), có đường kính 12 foot (3,7 m) của Waterford crystal nằm trên nóc Quảng trường Thời đại được hạ xuống một điểm cực cao 70 feet, bay đến nóc của quảng trường trong 60 giây để báo hiệu năm mới bắt đầu.

Bên cạnh đó, Công viên Trung tâm của New York còn tổ chức một sự kiện "Thi chạy nửa đêm" do New York Road Runners tổ chức, lên đến đỉnh điểm trong một chương trình bắn pháo hoa và một cuộc đua vòng quanh công viên bắt đầu lúc nửa đêm.

Vào lúc giao thừa, người dân các bang miền Nam nước Mỹ sẽ cố gắng ăn thật nhiều củ cải và đậu mắt đen, bởi mỗi củ cải ăn vào sẽ giúp họ kiếm được 1.000 USD, còn mỗi hạt đậu ăn được tương ứng với 100 cent cho năm mới. Nhưng theo các cụ già, phải ăn ít nhất 365 hạt thì ước muốn này mới ứng nghiệm. Tuy nhiên, ở mỗi bang lại có đôi chỗ khác nhau: người dân bang Georgia ăn củ cải xanh, còn người dân ở Texas và Alibama thì chuộng dùng cải bắp.

Tại Nga

Hầu hết người Nga đều ăn mừng lễ giao thừa với gia đình và bạn bè thân thiết. Nguồn gốc ngày lễ này ở Nga có được từ Giáng Sinh. Lễ ăn mừng thường bắt đầu từ 1-2 giờ trước nửa đêm.

Một truyền thống phổ biến là "nói lời chia tay năm cũ" bằng cách ghi nhớ những sự kiện quan trọng nhất trong tháng 12 cuối cùng.

Lúc 11:55 đêm Giao thừa, hầu hết mọi người đều theo dõi bài diễn thuyết của tổng thống qua TV hoặc xem những chương trình năm mới phổ biến trên TV.

Còn có một truyền thống là lắng nghe đồng hồ Kremlin điểm chuông 12 giờ trên đài phát thanh hoặc TV, kế tiếp là bài quốc ca

Có một quan niệm xa xưa của người Nga cho rằng, nếu vị khách đầu tiên (đặc biệt là người không ngờ đến) vào ngày 1 tháng 1 là một người đàn ông, năm đó sẽ may mắn. Mọi người cũng cố gắng khởi đầu năm mới mà không có khoản nợ nào.

Tại Anh quốc

Đồng hồ tượng trưng cho sự chuyển tiếp giữa năm cũ và năm mới vào đêm giao thừa. Lễ chào mừng năm mới ở Luân Đôn tập trung vào ngọn chuông tại Big Ben (Tháp Đồng hồ Westminster) và do hội đồng đồng hồ đặt trong tháp đồng hồ tại Cung điện Westminster.

Những lễ chào mừng này được phát sóng trên BBC và các đài truyền hình khác. Những bữa tiệc được tổ chức trên khắp cả nước, trong quán rượu, câu lạc bộ và nhà riêng.

Giao thừa Dương lịch tại Việt Nam

Ngoài Tết âm lịch, Việt Nam cũng tổ chức các hoạt động chào đón năm mới và bắn pháo hoa đêm Giao thừa tại những điểm thành phố lớn trong nước.

Ngoài ra, nhiều gia đình còn tập trung tại nhà để xem các hoạt động chào mừng năm mới trên sóng truyền hình và theo dõi trực tiếp lễ đếm ngược và bắn pháo hoa chào năm mới.

Tuy nhiên, do dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở trong nước, nên các hoạt động chào đón năm mới 2022 bị hạn chế để đảm bảo an toàn phòng chống dịch và đặc biệt sẽ không tổ chức bắn pháo hoa.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự nhiều hội nghị cấp cao tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao đã tới thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác dự nhiều hội nghị cấp cao.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.