| Hotline: 0983.970.780

GS Đỗ Kim Chung: Chưa thể thực hiện được

Thứ Sáu 21/02/2014 , 10:08 (GMT+7)

Cấm tiệt thuốc BVTV, được hay không? Theo GS.TS Đỗ Kim Chung (Đại học Nông nghiệp Hà Nội), là chưa thể thực hiện được trong điều kiện hiện nay.

Cấm tiệt thuốc BVTV, được hay không? Theo GS.TS Đỗ Kim Chung (Đại học Nông nghiệp Hà Nội), là chưa thể thực hiện được trong điều kiện hiện nay.

>> PGS.TS Phạm Thị Vượng – Quyền Viện trưởng Viện BVTV: Nếu cấm, phải đánh đổi
>> GS Nguyễn Văn Tuất – Phó GĐ Viện KHNN Việt Nam: Cấm tiệt, không nhất thiết!
>> Cấm tiệt thuốc BVTV độc hại: Được hay không?

Được biết GS là người có nhiều công trình nghiên cứu về giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV trên rau, theo ông thì hiện tại chúng ta đã có thể “cấm tiệt” thuốc BVTV độc hại hay chưa?

Cụm từ “thuốc BVTV” bao gồm các loại thuốc có nguồn gốc hóa học và thuốc có nguồn gốc sinh học. Theo tính chất độc hại, Tổ chức Y tế thế giới đã phân loại thuốc BVTV thành 4 nhóm sau: Nhóm I (vô cùng độc hại), nhóm II (rất độc hại), nhóm III (độc hại) và nhóm IV (độc hại nhẹ).

Theo thành phần nguồn gốc, thuốc BVTV được chia thành thuốc có nguồn gốc hóa học và thuốc có nguồn gốc sinh học. Nhìn chung thuốc có nguồn gốc sinh học thường thuộc nhóm III và IV. Trên thực tế, các địa phương như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh... đã có những mô hình thành công về sản xuất hàng chục ha rau sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học ít độc hại, đảm bảo an toàn dịch bệnh và đạt tiêu chuẩn sản xuất VietGAP.

Tuy nhiên, nếu cấm tiệt thuốc BVTV độc hại trên phạm vi cả nước là điều khó và chưa thể thực hiện được vì những lý do sau: Thứ nhất, nước ta có điều kiện khí hậu rất khác nhau, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở miền Bắc, mùa mưa và mùa khô ở phía Nam. Các mùa khác nhau có những loại dịch hại khác nhau. 

Ở miền Bắc, mùa đông sâu bệnh ít, hoàn toàn có thể sử dụng thuốc sinh học, nhưng về mùa hè, cường độ và tần suất xuất hiện của dịch hại nhiều, nếu chỉ sử dụng thuốc sinh học là một thách thức lớn. Khí hậu, nhiệt đới gió mùa và mùa vụ trồng trọt trải đều trong năm là một trong những nguy cơ cao cho bùng phát dịch hại ở nước ta. Vì vậy, thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học vẫn còn tác dụng giúp khống chế và quản lý dịch hại, đặc biệt là ở giai đoạn dịch bùng phát.

Thứ hai, trong các nhóm thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học có nhiều loại thuộc nhóm III và IV vẫn có tác dụng tốt kiểm soát dịch bệnh và ít ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Thứ ba, chưa thấy có nước nào “cấm tiệt” việc sử dụng thuốc BVTV. Cũng có nhiều nước như Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Hoa Kỳ… đã cấm sử dụng thuốc nhóm I.

Vì thế, không nên và không thể cấm tiệt các loại thuốc, chỉ nên cấm việc kinh doanh và sử dụng các loại thuốc vô cùng độc hại (nhóm I), hạn chế các thuốc thuộc các nhóm II và III, khuyến khích sử dụng thuốc nhóm IV, nhất là các thuốc có nguồn gốc sinh học.

Những kinh nghiệm hay của thế giới về sử dụng thuốc BVTV thế nào, có xảy ra việc đăng ký tên thuốc tràn lan như ở ta không? Các chuyên gia quốc tế có lời khuyên gì cho chúng ta, thưa giáo sư?

Không có nước nào trên thế giới thả nổi thị trường thuốc BVTV. Trái lại đây là ngành kinh doanh đặc biệt, đầu vào đặc biệt trong nông nghiệp và được quản lý với những điều kiện đặc thù. Gần đây, tháng 6/2013, tại Hội nghị lần thứ 38 của Tổ chức Nông nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc (FAO) và sự hợp tác của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ quy tắc về Quản lý thuốc BVTV đã được thông qua. Bộ quy tắc này yêu cầu các quốc gia phải có hệ thống luật pháp, chính sách quản lý việc đăng ký kinh doanh, nhập khẩu, nhãn mác, bao gói, quảng bá, phân phối, sử dụng, bảo quản thuốc BVTV một cách chi tiết và rõ ràng.


GS.TS Đỗ Kim Chung trong lần đi tìm hiểu việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân trồng rau ở xã Đại đồng, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương

Việc quản lý thuốc BVTV ở ta có nhiều tiến bộ rõ rệt, chúng ta đã công bố các danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, các văn bản pháp quy yêu cầu các cấp phải vào cuộc trong quản lý thuốc BVTV. Chúng ta đang trong quá trình sửa đổi và hoàn thiện cơ chế và chính sách để phù hợp với Bộ quy tắc thực hành của FAO. Những công việc đó chủ yếu của ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên, một số chuyên gia của FAO có băn khoăn rằng: Liệu có nên tách chức năng quản lý nhà nước trong sử dụng thuốc BVTV và quản lý sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh thuốc thành hai cơ quan khác nhau, để tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” được không. Mặt khác, thuốc BVTV là một hàng hóa đặc biệt. Vì thế, cần hệ thống luật pháp quản lý chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và phân phối kinh doanh hàng hóa đặc biệt này.

Cấm hẳn thuốc BVTV độc hại là tốt nhưng thực tế không dễ gì thực hiện, vậy trước mắt và lâu dài Nhà nước cần chính sách gì để hạn chế thấp nhất thuốc BVTV độc hại, đặc biệt trong SX rau?

Nói hạn chế thuốc BVTV là chưa đủ mà là hạn chế rủi ro thuốc BVTV mới đủ. Rủi ro thuốc BVTV phải nói tới rủi ro cho con người (nông dân và người tiêu dùng) và môi trường. Rủi ro cho nông dân phụ thuộc vào nông dân có dùng thuốc độc hại hay không và nguy cơ tiếp xúc với độc hại.

Sự không an toàn về dư lượng thuốc BVTV trong nông sản phụ thuộc nhiều các yếu tố như: 1) Loại thuốc sử dụng có thuộc nhóm độc hại hay không; 2) Lượng thuốc phun cho cây trồng trong một lần phun và số lần dùng thuốc; 3) Kỹ thuật phun thuốc của người dùng và, 4) Thời gian cách ly - thời gian từ lần phun cuối cùng đến ngày thu hoạch; 5) Kỹ thuật bảo quản nông sản sau thu hoạch.

Do đó, với nông dân, cần giúp cho họ hiểu rõ các loại thuốc (trước hết là hiểu nhãn mác và các quy định về bảo hộ lao động). Thí dụ, nhãn thuốc có màu đỏ là thuốc nhóm I, vàng là nhóm II, xanh lá cây là nhóm III và xanh nước biển là nhóm IV để họ có quyết định lựa chọn. Vì thế, nỗ lực giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV cần tập trung vào các lĩnh vực sau: 1) Ở khâu sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh truyền thông về nhận biết các nhãn mác loại thuốc và kỹ thuật sử dụng các loại thuốc.

Hiện nay có tới trên 80% nông dân chưa hiểu hết ý nghĩa màu sắc trên nhãn mác của bao bì thuốc BVTV. Tăng cường các khóa tập huấn cho nông dân về quản lý rủi ro thuốc BVTV, quản lý dịch hại tổng hợp (khuyến khích các biện pháp canh tác không dùng thuốc).

Nếu nông dân được tập huấn qua các lớp trên lựa chọn được thuốc đúng, giảm được loại thuốc và số lần phun thuốc, không những giảm được chi phí mà còn đảm bảo tăng được năng suất và chất lượng; 2) Cần xác lập các điều kiện kinh doanh thuốc BVTV bao gồm cả nhập khẩu và pha chế chặt chẽ hơn, xác lập các tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ hơn trong kinh doanh, phân phối thuốc BVTV; nâng cao năng lực của cơ quan nhà nước trong quản lý và giám sát kinh doanh thuốc BVTV; 3) Xác lập chặt chẽ hơn hàng rào kỹ thuật, nhất là tiêu chuẩn về dư lượng thuốc BVTV trong nông sản để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Xin cảm ơn GS!

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm