| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội đảm bảo thực phẩm an toàn phục vụ Tết Nguyên đán

Thứ Ba 09/02/2021 , 07:00 (GMT+7)

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, sản phẩm nông nghiệp phục vụ dịp tết năm nay của Hà Nội đa dạng, phong phú, chất lượng cao…

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, hiện sản lượng gia cầm, thủy sản đã đáp ứng 100% nhu cầu người dân, sản lượng gạo, rau, quả, thịt lợn, thịt gà… đáp ứng 60-90%. Hà Nội còn liên kết với các tỉnh, thành phố đưa nông sản, thực phẩm an toàn về thị trường Thủ đô tiêu thụ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Hiện sản lượng gia cầm, thủy sản đã đáp ứng 100% nhu cầu người dân, sản lượng gạo, rau, quả, thịt lợn, thịt gà… đáp ứng 60 - 90%. Ảnh: TL

Hiện sản lượng gia cầm, thủy sản đã đáp ứng 100% nhu cầu người dân, sản lượng gạo, rau, quả, thịt lợn, thịt gà… đáp ứng 60 - 90%. Ảnh: TL

Theo tính toán, nhu cầu thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 của Hà Nội ước khoảng 292.000 tấn gạo, 56.000 tấn thịt lợn, 19.000 tấn thịt gà, 18.000 tấn thịt bò, 396 triệu quả trứng gia cầm, 315.000 tấn rau củ, 15.000 tấn thủy hải sản, 18.000 tấn thực phẩm chế biến, 156.000 tấn trái cây.

Để đảm bảo nguồn cung phục vụ tết, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 5643/UBND-KT về bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa dịp cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã theo dõi sát tình hình sản xuất, nguồn cung, giá cả thiết yếu phục vụ tết, nhất là nguồn cung mặt hàng thịt lợn để có phương án bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường phục vụ nhân dân dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Bên cạnh đó, bám sát tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, cập nhật kịp thời và tổ chức hiệu quả phương án bảo đảm cung - cầu hàng hóa ứng phó với dịch Covid-19.

Ông Tường cho biết thêm, Sở NN-PTNT Hà Nội chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, các đơn vị trực thuộc tiếp tục tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm nông sản theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là tại các chuỗi, các chợ dân sinh, chợ đầu mối để khôn chỉ đảm bảo về số lượng mà phải đảm bảo cả chất lượng thực phẩm cho bà con nhân đân Thủ đô đón tết.

Hiện đã có 25 đơn vị sản xuất, kinh doanh của TP. Hà Nội và các tỉnh, thành, 2 tổ chức tín dụng đăng ký tham gia chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân thông qua 12.443 điểm bán, trong đó có 142 siêu thị; 1.351 cửa hàng tiện lợi, 7.680 cửa hàng tạp phẩm, 1.438 điểm bán tại các chợ, 495 bếp ăn tập thể, 5.000 điểm bán hàng ở các tỉnh, thành phố ngoài Hà Nội.

Công tác thanh tra, kiểm tra tại các hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố. Ảnh: HG

Công tác thanh tra, kiểm tra tại các hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố. Ảnh: HG

Cùng đó, theo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội, đến nay, Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm Hà Nội đã hỗ trợ hướng dẫn và cấp tài khoản tham gia quản lý và duy trì hệ thống quản lý cho 2.854 cơ sở là các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông lâm sản và thủy sản, 766 cửa hàng kinh doanh trái cây đã được cấp biển nhận diện trái cây an toàn.

Thành phố đã hoàn thiện thủ tục quản lý và minh bạch thông tin của 653 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, 238 doanh nghiệp trên 41 tỉnh thành phố với 9.494 bộ mã truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm thủy sản đủ các tiêu chí về ATTP lên Hệ thống (tăng 4.932 mã sản phẩm, tăng 130% với năm 2018). Góp phần đạt chỉ tiêu 100% sản phẩm của 141 chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông lâm thủy sản an toàn đã sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc khi lưu thông ra thị trường. 80,5% các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành đã sử dụng mã QR code truy xuất nguồn gốc.

Hệ thống đang được mở rộng đối với cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm theo chuỗi, các vùng trồng cây chủ lực của Thành phố và các địa phương liên kết tiêu thụ sản xuất an toàn với Hà Nội.

Trong đó có  hơn 1.026 mã sản phẩm có nguồn gốc của 34 tỉnh, thành phố trong đó sản phẩm của 18/21 tỉnh trong Ban điều phối đã có sản phẩm tham gia Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội.

Ngoài ra, theo kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 8/12/2020 về bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và lễ hội xuân 2021, từ ngày 15/12/2020 đến hết ngày 25/3/2021, song song tuyên truyền nâng cao kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội sẽ tập trung cho công tác thanh tra, kiểm tra trong dịp tết và lễ hội đầu xuân năm 2021, đặc biệt với những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp tết như: Thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo...

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm