| Hotline: 0983.970.780

Quản lý chặt an toàn thực phẩm

Thứ Tư 23/12/2020 , 06:45 (GMT+7)

Chịu sự tác động của Covid-19 nhưng công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn Nghệ An vẫn được đẩy mạnh.

Thời gian qua tỉnh Nghệ An đã quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP) khi chủ động xây dựng kế hoạch để làm bàn đạp triển khai sâu rộng.

Quá trình thực hiện có sự nhập cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó nổi bật là sự chỉ đạo sát sao của cơ quan chuyện môn (Sở NN-PTNT, Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản) cùng chính quyền các cấp, nhờ đó đến nay tình hình nhìn chung khả quan.

Dễ thấy nhận thức, ý thức chấp hành của các doanh nghiệp, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN, thực phẩm nông lâm thuỷ sản có sự chuyển biến rõ nét, số đông đều tự giác chấp hành các quy định đặt ra. Về phía người tiêu dùng tỏ rõ sự hiểu biết, cơ bản dần hình thành thói quen “chất quan trọng hơn lượng”.

Chất lượng giống chăn nuôi được xem trọng. Ảnh: Việt Khánh.

Chất lượng giống chăn nuôi được xem trọng. Ảnh: Việt Khánh.

Đối với công tác chuyên môn, các phòng, đơn vị trực thuộc Sở NN-PTNT đã chủ động thành lập các Đoàn thanh kiểm tra, thẩm định về công tác quản lý chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản. Trên thực tế đã làm việc với 1.721 cơ sở, qua đó xử phạt vi phạm hành chính 34 cơ sở với số tiền nộp ngân sách nhà nước chỉ hơn 347 triệu đồng.

Với một tỉnh đất rộng người đông, điều kiện địa hình phức tạp, dân cư phân bố không đồng đều, con số nêu trên đã cho thấy sự chuyển biến khá toàn diện. Tín hiệu tích cực trực tiếp “nâng tầm” công tác thẩm định, điều này được thể hiện qua việc cấp 303 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, 2.496 giấy xác nhận kiến thức ATTP, 74 giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, 29 chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc thú y, 6 thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi cho 34 sản phẩm.

Áp dụng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, lúc này sản xuất nông lâm thủy sản của Nghệ An chuyển dần sang sản xuất theo chuỗi giá trị, các đơn vị chủ động công tác chế biến, đưa khoa học công nghệ vào thực tiễn nhằm cải thiện năng suất, nâng tầm quy mô.

Khẩu hiệu “Sạch và an toàn” tiếp đà lan tỏa rộng khắp, bằng chứng là Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đang triển khai 7 mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; Trung tâm Khuyến nông 9 mô hình; Chi cục Trồng trọt và BVTV có 2 mô hình sản xuất rau an toàn, chưa kể 21 mô hình sản xuất nông nghiệp tốt (các loại rau, củ, quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) đang tạo được dấu ấn ở các huyện điểm như Con Cuông, Nam Đàn...

Sau khi sử dụng sản phẩm “Pate Minh Chay” của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới, một số khách hàng có biểu hiện lạ như mỏi cơ, tiêu chảy, mỏi mệt.

Sau khi nắm bắt thông tin Sở NN-PTNT lập tức vào cuộc. Đơn vị đã cử cán bộ chuyên môn phối hợp, tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành (Quyết định số 119/QĐ-ATTP ngày 07/9/2020 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm). Tiến hành kiểm tra 7 cơ sở (3 siêu thị và 4 nhà hàng chay), tất cả đều không kinh doanh và không sử dụng các sản phẩm của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới.

Nghệ An đã kịp thời vào cuộc xử lý nội dung liên quan đến 'Pate Minh Chay'. Ảnh: BNA.

Nghệ An đã kịp thời vào cuộc xử lý nội dung liên quan đến "Pate Minh Chay". Ảnh: BNA.

Không dừng lại ở đó, ngày 3/9/2020 Sở NN-PTNT tiếp tục ban hành Công văn số 2909/SNN-QLCL về việc “xử lý sản phẩm không đảm bảo ATTP của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới” đến UBND các huyện, thị xã và thành phố Vinh.

Trên tinh thần chỉ đạo, Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đã liên hệ với 87 cá nhân mua sản phẩm trong tháng 7, 8. Kết quả xác minh có 1 người đã hủy đơn hàng, 1 người từ chối nhận hàng, 15 cá nhân dùng sản phẩm. Số còn lại chỉ sử dụng một ít, hoặc đã tự tiêu hủy khi nắm được thông tin...

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.