| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội lý giải nguyên nhân ô nhiễm không khí

Thứ Ba 01/10/2019 , 18:15 (GMT+7)

Ông Vũ Đăng Định, Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội cho biết, hiện chất lượng không khí suy giảm mạnh trong thời gian chuyển mùa từ giữa tháng 9 tới nay.

Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội Vũ Đăng Định phát biểu tại buổi họp giao ban báo chí.

Tại buổi họp giao ban do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều 1/10, ông Định cho biết thêm, theo số liệu quan trắc từ ngày 13/9, chất lượng không khí kém, chủ yếu ô nhiễm bụi mịn, ảnh hưởng sức khỏe con người về hô hấp đặc biệt đối với trẻ em, người già.

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường như khí thải xe máy, đun bếp than tổ ong; vật liệu và quản lý phá dỡ công trình xây dựng vận chuyển phá dỡ chưa kiểm soát được bụi; đốt rơm rạ; khói bụi từ các vùng lân cận; tác động của thời tiết chuyển mùa…

Trước tình hình chất lượng không khí suy giảm mạnh, ông Định khuyến cáo người dân khi đi ra đường cần đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Cũng trong buổi họp, đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT Hà Nội) thông tin thêm, dự kiến đến ngày 3/10, thời tiết có mưa dông sẽ cải thiện chất lượng môi trường không khí.

Ngay trong ngày hôm nay (1/10), Tổng cục môi trường (Bộ TN-MT) cũng đã có thông báo về chất lượng không khí tại Hà Nội trong thời gian từ ngày 12/9 - 30/9/2019.

Theo đó, từ nửa tháng 9 đến nay, chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội liên tục có những ngày nồng độ bụi PM2.5 vượt ngưỡng cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Tuy nhiên, các thông số khác (NO2, O3, CO, SO2) vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Theo số liệu từ 13 trạm quan trắc tự động, liên tục trên địa bàn thành phố (1 trạm của Tổng cục Môi trường (tại 556 Nguyễn Văn Cừ), 11 trạm của TP. Hà Nội và 01 trạm của Sứ quán Mỹ) đo được trong khoảng thời gian từ ngày 12/9 - 29/9, nồng độ bụi PM2.5 có xu hướng gia tăng trong thời gian từ ngày 12-17/9, sau đó giảm từ ngày 18-22/9 và tăng cao trở lại, duy trì liên tiếp trong các ngày từ 23-29/9.

Trong các ngày từ 15-17/9 và 23-29/9 có đến trên 75% giá trị PM2.5 trung bình 24 giờ của các trạm vượt tiêu chuẩn quy định tại QCVN 05:2013/BTNMT. Đặc biệt trong các ngày từ 25 - 29/9, toàn bộ các trạm đều có giá trị PM2.5 trung bình 24 giờ vượt tiêu chuẩn quy định tại QCVN 05:2013/BTNMT.

Diễn biến chỉ số chất lượng không khí (AQI) ngày trong các ngày từ 12-29/9/2019.

Kết quả tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại các trạm trong các ngày từ 12-29/9 cho thấy, chỉ có 5/18 ngày có AQI ở mức trung bình (ngày 12, 18, 19, 21 và 22/9), các ngày còn lại chỉ số AQI luôn ở mức kém (AQI>100).

AQI có xu hướng gia tăng và duy trì ở mức cao trong các ngày từ 23-29/9, nhiều trạm AQI ngày đã tăng cao gần tới mức xấu, đặc biệt trong ngày 29/9 còn ghi nhận giá trị AQI ngày của trạm Đại sứ quán Mỹ đã vượt mức xấu (AQI>200). 

Người dân đeo khẩu trang để tránh ô nhiễm. Ảnh: Đinh Tùng

Kết quả tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại các trạm trong các ngày từ 12-29/9 cho thấy, chỉ có 5/18 ngày có AQI ở mức trung bình (ngày 12, 18, 19, 21 và 22/9), các ngày còn lại chỉ số AQI luôn ở mức kém (AQI>100).

Các khoảng thời gian ghi nhận giá trị PM2.5 tăng và duy trì ở mức cao thường là đêm và sáng sớm. AQI giờ những khoảng thời gian này cũng ở mức kém (AQI>100), thậm chí có những giờ lên đến mức xấu (AQI>200).

Đặc biệt, trong sáng các ngày từ 25-30/9 ghi nhận một số trạm AQI giờ đã vượt ngưỡng 200, ở mức xấu. Tuy nhiên, AQI giờ ở mức xấy chỉ có tại 1 số vị trí và có tính thời điểm. Đó là các trạm Hoàn Kiếm, Thành Công, Phạm Văn Đồng, Hàng Đậu, Minh Khai, Sứ quán Mỹ và 556 Nguyễn Văn Cừ, tập trung vào khung giờ 0h-6h. Trong đó, từ 27-30/9 là những ngày có nhiều trạm và nhiều giờ AQI ở mức xấu nhất trong 2 tuần từ 12-30/9.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.