| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội nên khuyến khích tích tụ để làm nông nghiệp an toàn

Thứ Tư 02/11/2022 , 01:06 (GMT+7)

Khi tích tụ, tập trung được đất đai sẽ rất thuận lợi trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật theo hướng sản xuất bền vững và bảo vệ sức khỏe của con người…

Anh Nguyễn Văn Khiêm-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Thanh Oai, TP Hà Nội cho biết, huyện có diện tích đất nông nghiệp hơn 8.000 ha trong đó sản xuất lúa có khoảng 6.400 ha. Riêng về cây lúa, hiếm có nơi nào làm được như Thanh Oai là hầu như không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhờ có một thời gian rất dài thực hiện theo SRI.

Thêm vào đó là một số điều kiện khách quan như người dân trong huyện có nhiều nghề, có thu nhập từ những nguồn khác nên không phụ thuộc kinh tế từ ruộng đồng.

Họ chỉ coi nó là nguồn cung cấp thóc, gạo sạch để cho gia đình ăn và để giữ đất. Thậm chí nhiều nhà còn thuê người cấy, thuê người chăm bón, bao giờ thu hoạch thì mới ra đến ruộng, đem thóc về nhà, phơi, sấy rồi cất để xay xát ăn dần. Họ không quan tâm nhiều đến năng suất hay chi phí sản xuất mà chỉ quan tâm đến chất lượng nông sản.

Empty

Cục trưởng Cục BVTV kiểm tra lúa ở xã Đỗ Động, nơi nhiều năm không dùng thuốc BVTV. Ảnh: NNVN.

“Nếu vùng nào đang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều mà bỗng dưng ngưng thì có thể vài vụ lúa thất thu luôn bởi trên đồng ruộng chưa có những thiên địch để cân bằng lại các sâu bệnh. Như huyện Thanh Oai trong nhiều năm liền đã thực hiện SRI cấy thưa (400-500gram/sào 360m2), mạ non, quy trình chăm bón khoa học, ít dùng hoàn toàn phân bón vô cơ mà chuyển sang dùng nhiều phân bón hữu cơ, giữ được các thiên địch, môi trường đất, nước tốt thì mới đảm bảo cho năng suất…

Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ Thực vật, Trạm Thú y mỗi đơn vị đều có chức năng tham mưu đồng thời góp phần để cho sản xuất nông nghiệp của huyện thêm xanh, sạch. Riêng về Trạm Khuyến nông chúng tôi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con có nhu cầu. Hàng năm Trung tâm Khuyến nông TP Hà Nội và UBND huyện Thanh Oai thường hỗ trợ kinh phí cho đơn vị để triển khai các lớp tập huấn đến tận xã, về đủ loại như cây, con và nuôi trồng thủy sản; lập các mô hình mới, nhất là các giống mới để có kết luận phù hợp với điều kiện địa phương hay không...”. Anh Khiêm cho biết.

Cũng theo anh nhận định trong thời gian không xa, chỉ vài năm nữa  nhiều hộ nông dân ngoại thành Hà Nội sẽ chuyển từ canh tác hóa học sang canh tác hữu cơ một phần hoặc toàn phần. Cách chăm sóc này sẽ giúp cho cây trồng khỏe, chất lượng nông sản tốt và sức khỏe con người, môi trường đất, nước, không khí đều được cải thiện, bền vững hơn.

Empty

Thu hoạch lúa ở ngoại thành Hà Nội. Ảnh: NNVN.

Trong xu thế phát triển từ huyện lên quận của Thanh Oai, việc kết hợp nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, địa phương đã quy hoạch thành các vùng sản xuất tập trung như vùng chuyên lúa đặc sản, vùng trồng rau an toàn, vùng trồng cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng VietGAP và hữu cơ. Cũng đã có một số xã thực hiện được một phần quy hoạch đó nhưng về tổng thể thì chưa làm theo hết được. Ví dụ như quy hoạch chăn nuôi tập trung xa khu dân cư nhưng liên quan đến đất đai của nhiều hộ, khó đàm phán nên rất vướng.

Tiến tới sản xuất nông nghiệp sẽ phải thực sự chuyên nghiệp, như trước đây một làng 100 hộ làm nông nghiệp thì nay chỉ cần còn vài hộ làm thôi là đã đủ sản phẩm để đảm bảo cho nhu cầu của cuộc sống rồi. Khi tích tụ, tập trung được nhiều đất đai vào tay một số ít hộ như thế, làm nông nghiệp sẽ rất thuận lợi trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật theo hướng sản xuất bền vững và “xanh”, đảm bảo sức khỏe của con người và môi trường...  

Trong chương trình OCOP Thanh Oai đã có 57 sản phẩm được xếp hạng. Một số sản phẩm đặc sản của huyện như gạo thơm Bối Khê của xã Tam Hưng, gạo Bồ Nâu của xã Thanh Văn, cam đường Canh, ổi lê của xã Kim An...đã từng bước ra thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng. Giá trị sản xuất bình quân trên diện tích đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản của huyện năm 2020 đạt hơn 290 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đạt hơn 60 triệu đồng/người/năm. Năm 2022, huyện đề ra mục tiêu thu nhập bình quân đầu người đạt 65 triệu đồng, có 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 1 xã NTM kiểu mẫu.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.