| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội xây dựng Trung tâm thiết kế, quảng bá sản phẩm OCOP tại các huyện

Thứ Bảy 29/10/2022 , 20:21 (GMT+7)

Các mô hình Trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch sẽ được phát triển tại 17 huyện và 1 thị xã.

Phát triển mỗi huyện ít nhất 1 Trung tâm

Đây là chỉ tiêu nêu trong Kế hoạch số 276/KH-UBND ngày 25/10/2022 của UBND thành phố Hà Nội về phát triển trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2025.

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2023, thành phố phát triển được 5 mô hình Trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các xã: Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Duyên Thái (huyện Thường Tín), Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên), Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), Đường Lâm (thị xã Sơn Tây).

Các năm 2024, 2025, UBND các huyện còn lại phấn đấu xây dựng, phát triển Trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch (ít nhất một trung tâm/ huyện).

Việc phát triển mỗi huyện, thị xã sẽ có ít nhất một trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch nhằm kiến tạo môi trường triển khai các hoạt động hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn, chủ thể sản xuất, kinh doanh làng nghề hình thành.

Đồng thời phát triển hoạt động thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển các hình thức du lịch trải nghiệm, góp phần tái cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố.

Cùng với đó, nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề, xây dựng chuỗi liên kết từ thiết kế sáng tạo, sản xuất - chế biến, tiêu thụ sản phẩm (thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế) trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề gắn với hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn trong kinh tế tuần hoàn.

Từ đó góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Đặc biệt là tạo môi trường liên kết giữa nghệ nhân, đội ngũ thiết kế trẻ với tinh thần khởi nghiệp; các viện nghiên cứu, trường đại học chuyên ngành, tổ chức quốc tế phát huy ưu thế văn hóa địa phương, khát vọng phát triển kinh tế của cộng đồng tại làng nghề truyền thống trên địa bàn các huyện, thị xã của thành phố Hà Nội.

Nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ các chủ thể OCOP

Đến nay, Hà Nội đã có 1.649 sản phẩm OCOP được công nhận. Trong đó, ngành thực phẩm có 1.071 sản phẩm, đồ uống có 35 sản phẩm, thảo dược có 17 sản phẩm, thủ công mỹ nghệ có 492 sản phẩm, vải và may mặc có 34 sản phẩm.

 

Theo kế hoạch, năm 2022, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đăng ký đánh giá, phân hạng 488 sản phẩm. Đến nay, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện và thành phố đã tiến hành đánh giá được 78 sản phẩm của các huyện: Quốc Oai, Bắc Từ Liêm, Hoàn Kiếm, Ba Vì…

Song song với việc phát triển sản phẩm, thành phố đã tổ chức nhiều hội chợ, tuần hàng, phát triển kênh phân phối trên sàn thương mại điện tử, livestream để các chủ thể tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, các chủ thể OCOP cũng đã chủ động, tích cực áp dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, chế biến, quảng bá sản phẩm, cụ thể như hệ thống truy xuất nguồn gốc gắn với mã QR; giới thiệu sản phẩm thông qua mạng xã hội…

Thành phố tiếp tục triển khai nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ các chủ thể OCOP, các đơn vị sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền tiếp cận kỹ năng bán hàng trên nền tảng công nghệ thông tin; trao đổi chéo sản phẩm với nhau; kết nối tiêu thụ, xúc tiến thương mại sản phẩm với các hệ thống phân phối và người tiêu dùng Thủ đô cũng như các tỉnh, thành phố.

* Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội

Xem thêm
Năm Bộ giữ nguyên tên sau hợp nhất, thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị về tên gọi sau hợp nhất của một số bộ, Bộ Nội vụ cho biết có Năm Bộ giữ nguyên tên sau hợp nhất.

Cống âu Rạch Mọp cán đích trước tháng 3/2025

Sóc Trăng Cống âu Rạch Mọp đang bước vào giai đoạn nước rút, các kỹ sư, công nhân quyết tâm thi công xuyên Tết, phấn đấu đưa công trình vào vận hành trước tháng 3/2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Vợ chồng thương binh nghèo vẫn nhận nuôi một người mù lòa suốt 28 năm

'Chả hôm nay ngon lắm mẹ ạ'. Bà lão mù hơn 80 tuổi nói với người mẹ nuôi hơn 60 tuổi của mình như vậy nhưng thực ra chả ấy lại là trứng rán.