| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội thu hút 1,28 tỷ USD vốn FDI trong 10 tháng đầu năm

Thứ Bảy 29/10/2022 , 15:44 (GMT+7)

Theo Cục Thống kê Hà Nội, trong 10 tháng năm 2022, kinh tế Thủ đô Hà Nội tiếp tục chuyển biến tích cực và thể hiện rõ trên hầu hết các lĩnh vực.

Hơn 2.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 6,1%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 9%; khai khoáng giảm 4,9%.

Trong tháng 10, thành phố có hơn 2,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 18,3 nghìn tỷ đồng, giảm 32%. Cơ quan chức năng đã thực hiện thủ tục giải thể cho 268 doanh nghiệp, tăng 20% so với cùng kỳ.

Đã có 1.264 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 50%; 824 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng 24% so với cùng kỳ.

Cộng dồn 10 tháng năm 2022, Hà Nội có 24,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước; với tổng vốn đăng ký đạt 283 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.

Cơ quan chuyên môn cũng đã thực hiện thủ tục giải thể cho gần 3 nghìn doanh nghiệp, tăng 19%, bên cạnh 15,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 43%.

Bên cạnh đó, cũng có 8,9 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 2,4% so với cùng kỳ. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, bảo đảm chất lượng và đúng hạn.

Lũy kế 10 tháng qua, thành phố thu hút thêm 1,28 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, đăng ký cấp mới cho 283 dự án với số vốn đạt 185,1 triệu USD; 163 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư thêm 573 triệu USD và có 324 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 521,9 triệu USD.

Tính chung 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt 14 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,4 tỷ USD, tăng 10,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 6,6 tỷ USD, tăng 17,7%.

Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn và tăng mạnh so với cùng kỳ như: Hàng dệt, may đạt 2,152 tỷ USD, tăng 21,6%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 1,998 tỷ USD, tăng 22%; máy móc, thiết bị phụ tùng đạt 1,661 tỷ USD, tăng 1,7%; xăng dầu đạt 996 triệu USD, tăng 88,5%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 717 triệu USD, tăng 19,4%...

Lũy kế 10 tháng qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội đạt 567,5 nghìn tỷ đồng, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 364,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,2% tổng mức trên. Thị trường có nguồn cung dồi dào, giá cả duy trì ổn định và đang sôi động trở lại.

Quyết liệt việc giải ngân vốn đầu tư công

Trước đó, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vui mừng thông báo, tăng trưởng GRDP của Thành phố trong quý III đạt 15,71%.

Việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 đã giúp Hà Nội phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động thương mại, vận tải, xuất nhập khẩu, du lịch, văn hóa, thể thao được đẩy mạnh đã góp phần tăng trưởng ngành dịch vụ.

Để hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cả năm 2022, trong những tháng cuối năm, UBND Thành phố yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc Văn bản, chỉ đạo của Trung ương và Kế hoạch, Chương trình của Thành phố về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Cùng với đó, tập trung thực hiện quyết liệt việc giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm, công trình lớn, quan trọng, thiết yếu, các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, giao thông, dịch vụ; hạ tầng khu công nghiệp.

Tăng cường các biện pháp quản lý tốt thị trường, giá cả; bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa; giám sát chặt chẽ biến động giá các mặt hàng thiết yếu, có biện pháp điều hành bình ổn giá phù hợp

Ngoài ra, nỗ lực thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm. Thực hiện hiệu quả, kịp thời các chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với đối tượng yếu thế, trong đó đảm bảo lương thực, thực phẩm và các dịch vụ thiết yếu, dịch vụ y tế cho người dân đặc biệt trong dịp Tết. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ…

Xem thêm
Làng bánh lá răng bừa nức tiếng xứ Thanh

Toàn xã Xuân Lập có khoảng 240 hộ sản xuất, kinh doanh bánh lá răng bừa, sản phẩm được bán quanh năm, đặc biệt bán chạy vào dịp lễ hội, Tết cổ truyền…

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Agribank Bình Định sát cánh cùng tam nông

5 năm gần đây, Agribank Bình Định luôn có mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ là cho vay nông nghiệp, nông thôn…

Hà Nội rà soát, công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1044/QĐ -TTg ngày 26-9-2024 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm triển khai thi hành Luật Đường bộ.