| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Sử dụng xỉ thép đã được hợp chuẩn của Formosa làm vật liệu xây dựng

Thứ Hai 09/12/2019 , 08:58 (GMT+7)

Theo tìm hiểu của NNVN, xỉ thép của FHS đã được chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn được chỉ dẫn tại Quyết định 430/QĐ-BXD, ngày 15/6/2017 của Bộ Xây dựng.

12-02-33_nh_1
Văn bản của Bộ Xây dựng khuyến khích sử dụng rộng rãi xỉ thép của FHS đã được hợp chuẩn làm vật liệu xây dựng.

Thời gian gần đây, trên một số trang mạng xã hội đăng tải thông tin, hình ảnh khẳng định xỉ thép của Cty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) là chất thải nguy hại và việc sử dụng xỉ thép này để san lấp mặt bằng sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của NNVN, xỉ thép của FHS đã được chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn được chỉ dẫn tại Quyết định 430/QĐ-BXD, ngày 15/6/2017 của Bộ Xây dựng, ban hành chỉ dẫn kỹ thuật “Xỉ gang và xỉ thép sử dụng làm vật liệu xây dựng”, gồm: Tiêu chuẩn Anh BS EN 23242 : 2013 “cốt liệu rời hoặc kết dính thủy lực sử dụng trong xây dựng và đường giao thông”; tiêu chuẩn Nhật Bản JIS A 5015 : 2013 “xỉ thép cho đường giao thông”.

Các chỉ tiêu bắt buộc tại Quyết định 430/QĐ-BXD như: Tính nở của xỉ thép, phù hợp tiêu chuẩn Nhật Bản JIS A 5015 : 2013 “xỉ thép cho đường giao thông”; chỉ số pH của nước chiết thực tế từ công trình đã sử dụng xỉ thép chảy ra môi trường, đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT – Nước thải công nghiệp; về phát chất thải độc hại thì đảm bảo phân định là chất thải thông thường theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT – Ngưỡng chất thải nguy hại và đáp ứng quy định “an toàn chất lượng môi trường”.

Trao đổi qua điện thoại, một lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho hay, trong văn bản Bộ Xây dựng gửi UBND tỉnh mới đây khẳng định, việc dùng xỉ thép đã được hợp chuẩn làm vật liệu san lấp, làm đường giao thông, nguyên liệu cho sản xuất xi măng là hoạt động được khuyến khích theo chủ trương của Chính phủ.

Hoạt động này được quy định chi tiết tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP, ngày 15/5/2019 như sau: “Tro, xỉ, thạch cao của nhà máy nhiệt điện, sản xuất thép, trường hợp không phải là chất thải nguy hại và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng, sử dụng trong các công trình xây dựng và được quản lý như đối với sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng”.

Tại mục 5.2.4, Quyết định 430/QĐ-BXD, ngày 15/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng ghi rõ: “Xỉ gang và xỉ thép rất thích hợp dùng làm vật liệu cấp phối hạt không trộn với chất kết dính (vật liệu rời) do chúng có những đặc tính tốt như cường độ cao, chống mài mòn tốt, góc nội ma sát cao. Chính vì vậy, xỉ gang, xỉ thép được ứng dụng nhiều làm vật liệu đắp, san lấp trong xây dựng và làm lớp nền, móng cho công trình giao thông, đặc biệt, xỉ thép làm vật liệu cho lớp móng đường có khả năng chịu tải trọng lớn”.

Bãi xỉ thép của Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: Phạm Đức/Báo Thanh niên.

“Bộ xây dựng đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh hướng dẫn các đơn vị trên địa bàn tỉnh sử dụng rộng rãi xỉ thép đã được hợp chuẩn của FHS làm vật liệu san lấp, làm đường giao thông, phụ gia trong sản xuất xi măng. Trước mắt ưu tiêu sử dụng xỉ thép đã được hợp chuẩn của FHS cho các công trình bên ngoài FHS nhằm thay thế nguồn vật liệu xây dựng được khai thác từ tự nhiên, tiếp kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản”, văn bản Bộ Xây dựng nhấn mạnh.

Bộ Xây dựng cũng khuyến khích FHS tiếp tục chủ động triển khai các chính sách tiêu thụ xỉ thép để thu hút, thúc đẩy các doanh nghiệp xử lý, tiêu thụ trên địa bàn tiếp cận nguồn xỉ, đẩy nhanh việc tiêu thụ xỉ thép đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn làm vật liệu san lấp, đường giao thông, nguyên liệu trong sản xuất xi măng…, góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên, giảm áp lực khai thác các mỏ khoáng sản đang dần cạn kiệt ở Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất