| Hotline: 0983.970.780

Hai địa phương dự kiến sơ tán, di dời gần nửa triệu dân trước bão Noru

Chủ Nhật 25/09/2022 , 21:01 (GMT+7)

Ứng phó với cơn bão mạnh và đảm bảo an toàn về người, tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi dự kiến sẽ sơ tán gần 500.000 nhân khẩu vùng xung yếu đến nơi an toàn.

Người dân gia cố nhà cửa trước bão Noru. Ảnh: L.K.

Người dân gia cố nhà cửa trước bão Noru. Ảnh: L.K.

Tối 25/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam thông tin, trước diễn biến phức tạp của cơn bão Noru có khả năng đổ bộ vào đất liền với sức gió giật trên cấp 17, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng các phương án ứng phó cụ thể cho từng tình huống.

Theo báo cáo, tình hình mực nước tại các trạm thủy văn hiện nay, tất cả các mực nước tại các trạm thủy văn đều ở mức dưới báo động I. Các đơn vị quản lý các hồ thủy lợi, hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh đều đã chủ động có phương án phòng, chống khi tình huống bão đổ bộ.

Các địa phương vùng trung du và ven biển trên địa bàn tỉnh cũng đã hoàn tất thu hoạch vụ lúa hè thu, riêng một số huyện vùng núi vẫn còn gần 570ha lúa nước và 3.501ha lúa rẫy chưa thu hoạch. UBND tỉnh Quảng Nam đã có chỉ đạo tập trung thu hoạch sớm diện tích lúa đến kỳ thu hoạch theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi dự kiến sẽ sơ tán gần 500.000 dân ở vùng xung yếu, nguy hiểm đến nơi an toàn. Ảnh: L.K.

Hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi dự kiến sẽ sơ tán gần 500.000 dân ở vùng xung yếu, nguy hiểm đến nơi an toàn. Ảnh: L.K.

Đồng thời, tỉnh Quảng Nam cũng đã lên phương án sơ tán người dân và du khách đối với 2 tình huống là bão mạnh và siêu bão. Đối với tình huống bão mạnh, tỉnh sẽ tổ chức di dời 182.280 người, trong đó di dời tại chỗ 57.753 người; sơ tán 124.700 người. Đối với tình huống là siêu bão, tổ chức di dời 401.901 người, trong đó di dời tại chỗ 111.470 người; sơ tán 290.585 người.

Còn tại tỉnh Quảng Ngãi, trên địa bàn có 657 tàu/6.207 lao động đang còn hoạt động trên các vùng biển. Tất cả các tàu, thuyền trên đã nhận được thông tin về diễn biến, hướng di chuyển của bão cũng như hướng dẫn tìm nơi tránh trú.

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi, với tình huống dự báo bão số 4 sẽ đổ bộ trực tiếp vào phía Bắc tỉnh thì kịch bản ứng phó bão theo 2 tình huống là vùng trọng điểm (gió mạnh cấp 12, giật cấp 13, 14) gồm các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, TP Quảng Ngãi, Sơn Tịnh và các huyện còn lại (gió mạnh cấp 10, 11, giật cấp 12).

Tàu thuyền được đưa vào nơi tránh trú bão. Ảnh: L.K.

Tàu thuyền được đưa vào nơi tránh trú bão. Ảnh: L.K.

Theo đó, các biện pháp triển khai tập trung là tổ chức kiểm tra, rà soát kỹ các nhà dân không đảm bảo an toàn; huy động lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cơ sở để hỗ trợ nhân dân chằng chống, gia cố nhà ở; tổ chức di dời, sơ tán người dân trong khu vực nguy hiểm ảnh hưởng bởi gió mạnh của bão đến nơi an toàn .

Về kế hoạch sơ tán dân, tỉnh Quảng Ngãi lên phương án dự kiến di dời, sơ tán 24.571 hộ/ 84.426 khẩu (trong đó xen ghép: 8.971 hộ/ 30.820 khẩu; tập trung: 15.600 hộ/ 53.606 khẩu). Địa điểm di dời, sơ tán tập trung tại các trụ sở kiên cố: UBND xã, Trạm y tế, Trường học, trụ sở cơ quan trên địa bàn (phải kiểm tra các điều kiện an toàn trước khi đưa người dân đến sơ tán).

Việc di dời, sơ tán dân sẽ được tỉnh Quảng Ngãi hoàn thành trước 18h ngày 27/9/2022 (riêng huyện Lý Sơn hoàn thành trước 9 giờ ngày 27/9; thông báo và không để người dân ra khỏi nhà, nơi tránh trú bão cho đến khi hết gió mạnh (dưới cấp 6).

Xem thêm
Trung ương thống nhất cao phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Ban Chấp hành Trung ương đã dân chủ thảo luận, kỹ lưỡng xem xét và thống nhất cao về phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.