| Hotline: 0983.970.780

Hai giải pháp chống hạn ở Đồng Tháp

Chủ Nhật 13/03/2016 , 10:44 (GMT+7)

Khô hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp gây ra nhiều hệ lụy cho SX nông nghiệp.

Tình hình khô hạn trong thời gian tới được dự báo ra sao? Nông dân phải làm gì để giảm thiểu thiệt hại? PV NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Ngọc Lợi (ảnh), PGĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, khô hạn năm nay đến sớm hơn mọi năm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến SX nông nghiệp?

​Năm nay do ảnh hưởng của El Nino, nền nhiệt độ tăng cao, thiếu hụt lượng mưa, là nguyên nhân gây ra hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL. El Nino đã ảnh hưởng đến nước ta từ cuối năm 2014 và tiếp tục kéo dài đến năm 2016, cường độ mạnh, trở thành El Nino kéo dài nhất trong 60 năm qua.

Nhiệt độ hầu hết các nơi trên cả nước đều cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Dự báo nhiệt độ các tháng mùa khô 2016 ở ĐBSCL cao hơn TBNN từ  0,5 - 1,5oC, nhiệt độ cao nhất ở mức 33 - 37oC. Trong khi đó mùa mưa đến muộn và kết thức sớm hơn, tổng lượng mưa thiếu hụt so với TBNN  từ 30 - 60%, cùng với mực nước lũ năm 2015 ở mức thấp. Đó là diễn biến chung ở vùng ĐBSCL.

​Khô hạn xảy ra sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa HT (gieo trồng 185.000ha) và TĐ (gieo trồng 120.000ha) năm 2016, thiệt hại đến đâu còn tùy theo tình hình, ảnh hưởng nặng nhất là vùng đầu nguồn như Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông.

Hiện mực nước các nơi trong tỉnh chịu ảnh hưởng chủ yếu của thủy triều biển Đông và theo xu thế xuống dần. Mực nước tại các huyện phía Bắc đang ở điểm thấp hơn TBNN 23cm và gần 30cm tại các huyện phía Nam. ​Trong tháng 2 - 3 các nơi trong tỉnh hầu như không có mưa. Đây là điều bất lợi cho SX mùa vụ.

Vậy ngành nông nghiệp tỉnh đã có những giải pháp gì nhằm chủ động chống hạn?

Đồng Tháp có hai giải pháp.

Một là giải pháp phi công trình: Cần theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết, khí hậu, mực nước trong mùa khô, rà soát, kiểm tra các công trình kênh mương, cống đập để chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống hạn, bảo vệ SX.

Tăng cường các biện pháp quản lý công trình thủy lợi theo phân cấp, quản lý chặt chẽ nguồn nước, chống rò rỉ, thất thoát nước để cung cấp, phân phối nước hợp lý, hiệu quả.

​Chủ động thời vụ xuống giống vụ HT và TĐ 2016 theo lịch khuyến cáo của ngành nông nghiệp, chủ động bố trí lịch bơm tưới nước luân phiên, tưới tiết kiệm nước trong điều kiện nguồn điện phục vụ mùa khô có khả năng thiếu hụt. Rà soát các vùng SX hàng năm thường xuyên thiếu nước tưới để bố trí chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý.


Đồng Tháp đang triển khai các giải pháp chống hạn

Hai là, giải pháp công trình:  ​Huy động nguồn lực nạo vét, khơi thông các kênh rạch đã bị cạn kiệt, chống hạn để kịp thời cung cấp nước cho SX cũng như sinh hoạt của người dân trong mùa khô. Đối với các công trình kênh mương do huyện, thị xã, thành phố quản lý, phải tập trung rà soát, kiểm tra xác định các kênh cạn kiệt; các kênh bị chướng ngại vật gây cản dòng chảy, sử dụng các nguồn vốn ngân sách địa phương, vốn hỗ trợ để khơi thông các kênh, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân.

Các huyện chỉ đạo tập trung kiểm tra, sửa chữa các trạm bơm hiện có và đẩy nhanh tiến độ thi công các trạm bơm điện theo kế hoạch 2015 còn tồn đọng chưa thực hiện, đồng thời khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng các trạm bơm điện năm 2016 chủ động bơm tưới, kịp thời phục vụ sản xuất.

Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, HTX, tổ hợp tác dùng nước, các chủ đường nước phối hợp với các đoàn thể, người dân thực hiện làm thủy lợi trong mùa khô, khơi thông dòng chảy. Nạo vét kênh nội đồng, tháo dỡ các vật cản trên kênh, nạo vét các bể hút của máy bơm trong phạm vi quản lý để tăng hiệu quả bơm tưới, tu sửa bờ vùng, bờ thửa nhằm hạn chế thất thoát nước.

Đến nay các huyện, thị xã, TP đã triển khai kế hoạch phòng chống hạn của tỉnh và có 4 huyện, thị ban hành kế hoạch phòng chống hạn trên địa bàn gồm Thanh Bình, Hồng Ngự, Lai Vung và TX Hồng Ngự.

Qua rà soát toàn tỉnh có 21 công trình cạn kiệt cần nạo vét cấp bách với chiều dài 105,67km; dự kiến khối lượng cần nạo vét là 1.632.345m3, kinh phí ước tính 80 tỷ đồng. UBND tỉnh đã đề nghị Trung ương (Bộ Tài chính và Bộ NN-PTNT) hỗ trợ kinh phí phòng chống hạn năm 2016 để nạo vét các kênh, ứng phó ảnh hưởng hiện tượng El Nino và trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền là 80 tỷ đồng.


Áp dụng các biện pháp KHKT trong SX để giảm nước tưới trong mùa khô hạn

Về công tác chống hạn trong thời gian tới, sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết, khí hậu, mực nước trong mùa khô, rà soát, kiểm tra các công trình kênh mương, cống đập để chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống hạn, bảo vệ SX nông nghiệp.

Ông khuyến cáo gì với bà con nông dân để chủ động phòng chống hạn nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại?

Phải nhận thức được mức độ nghiêm trọng của hạn và xâm nhập mặn tại ĐBSC để có giải pháp ứng phó phù hợp. Cần xác định đây là thiên tai không chỉ riêng người dân mà tất cả các ngành, các cấp đều phải chung tay tập trung chống hạn.

Bên cạnh đó bà con nông dân cần nêu  cao trách nhiệm, cùng với chính quyền địa phương nạo vét, khơi thông các kênh rạch nội đồng đã bị cạn kiệt, tháo dở các chướng ngại vật gây cản dòng chảy trên sông, kênh rạch; tu sửa bờ vùng, bờ thửa nhằm hạn chế thất thoát nước.

Từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý và áp dụng biện pháp KH-KT ở các vùng SX hàng năm thường xuyên thiếu nước tưới để đảm bảo năng suất.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.