| Hotline: 0983.970.780

“Hai Lúa” xứ Tuyên

Thứ Hai 29/09/2014 , 10:15 (GMT+7)

Đến nay cơ sở SX của anh Long đã cung cấp cho thị trường 264 máy tách hạt ngô; 22 máy ép phân viên và mới đây anh Long làm máy vận chuyển cột sóng của Viettel lên núi.

Thường phục là bộ bảo hộ, khuôn mặt sạm nắng và luôn tươi cười, đó là anh Hứa Văn Long ở km 31, xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Tuy không được đào tạo qua trường lớp, nhưng anh Long lại thích khám phá, tìm tòi, sáng chế ra máy tách hạt ngô, ép phân viên...

Đến nay cơ sở SX của anh Long đã cung cấp cho thị trường 264 máy tách hạt ngô; 22 máy ép phân viên và mới đây anh Long làm máy vận chuyển cột sóng của Viettel lên núi.

Trước đây anh Long chỉ biết gắn bó với ruộng đồng và làm thêm nghề dịch vụ cơ khí sửa chữa những công cụ SX nông nghiệp của bà con trong thôn. Khi phong trào trồng ngô trên đất ruộng mở rộng, thấy bà con vất vả trong việc tách hạt bảo quản ngô, năm 2007 anh đã sáng tạo máy tách hạt ngô.

Cấu tạo của máy tách hạt ngô gồm 3 cụm chi tiết: Bộ phận chân đế, bộ phận tách hạt (quả lô, máng đổ ngô) và động cơ điện.

Toàn bộ phụ tùng, linh kiện đều do anh chế tạo thủ công, sau 2 tháng nghiên cứu và bắt tay gia công chi tiết, tháng 7/2007 chiếc máy tách hạt ngô đầu tiên được ra đời. Máy mỗi giờ tách được hơn 1,2 tấn hạt, chi phí tiền điện chỉ hết 1.000 đồng.

Ghi nhận công sức sáng tạo SX nông nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đã tặng Bằng khen cho anh Hứa Văn Long trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2005 - 2009; Bằng khen SX kinh doanh giỏi năm 2007-2008 và Bằng khen Sáng chế giải pháp kỹ thuật năm 2012.

Không như máy chạy dầu diezen do Trung Quốc chế tạo, máy tách hạt ngô của anh Long khi tách hạt không bị vỡ, không lẫn lõi, hạt được tách khỏi lõi đảm bảo sạch không phải sàng sẩy, đặc biệt không gây tiếng ồn.

Vụ lúa xuân 2011, tỉnh Tuyên Quang tham gia dự án phân viên nén dúi sâu - chương trình của nước ngoài tài trợ. Để cung cấp phân viên NK (phân viên nén dúi sâu), trên địa bàn có hộ dân vào tận Huế mua chiếc máy ép phân nén NK đã qua sử dụng với giá gần 40 triệu đồng, công suất máy thực hiện được 1,8 tấn/ngày.

Thấy sản phẩm của máy này làm ra không đáp ứng đủ cho bà con, anh Long đã tìm hiểu nghiên cứu, chế tạo máy ép phân NK mới.

Khác với chiếc máy của hộ dân mua về, chiếc máy của anh Long chế tạo không rườm rà. Máy vận hành an toàn, không gây tiếng ồn, công suất đạt trên 5 tấn/ngày, chất lượng sản phẩm cao hơn hẳn.

Chiếc máy này có 4 cụm chi tiết anh phải đặt hàng là động cơ điện, hộp đồng tốc, quả lô và vòng bi. Do 2 quả lô đóng vị trí quan trọng và đòi hỏi độ chính xác cao, ở Tuyên Quang không có nơi nào gia công được, anh Long phải về tận Hà Nội đặt đúc.

Mặc dù đã thành công sáng chế 3 thiết bị phục vụ SX, nhưng từ trung tuần tháng 9 đến nay, anh Long cùng nhóm thợ về xã Phù Lưu (huyện Hàm Yên) thực hiện một ý tưởng mới. Đó là vận động nhóm hộ trồng cam tham gia ký kết vận chuyển cam xuống núi vào mùa thu hoạch.

Theo đó các hộ đóng cam vào thùng carton, sau đó xếp lên thùng công nông và cho máy chở xuống từng chuyến. Theo tính toán mỗi chuyến vận chuyển được từ 5 - 6 tạ quả. Cách thức này không chỉ tiết kiệm chi phí, giải phóng sức lao động, mà quá trình vận chuyển không làm cam bị dập hoặc vương vãi như hệ thống cáp treo chạy bằng dòng dọc.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Hàng trăm ha lúa có nguy cơ thiệt hại hoàn toàn do hạn mặn

SÓC TRĂNG Xâm nhập mặn thời gian qua khiến hàng trăm ha lúa hè thu 2024 đã xuống giống ở xã Vĩnh Quới (thị xã Ngã Năm) không có nước tưới, nguy cơ thiệt hại hoàn toàn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.