| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng khẳng định không thiếu hàng hóa

Thứ Sáu 06/09/2024 , 15:11 (GMT+7)

Các doanh nghiệp bán lẻ ở Hải Phòng khẳng định đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm đầy đủ cho thị trường trước, trong và sau bão.

Lo sợ bão bão số 3 đổ bộ không thể ra đường, từ tối 5/9 nhiều người dân ở Hải Phòng đã phòng xa bằng cách tích trữ lương thực, thực phẩm. Tại các siêu thị hay khu chợ dân sinh, nhu cầu mua các mặt hàng nhu yếu phẩm như: gạo, thịt, cá, sữa, rau,… bỗng dưng tăng đột biến.

Người dân đổ xô đi mua thực phẩm để tích trữ trước khi bão đổ bộ. Ảnh: Đinh Mười.

Người dân đổ xô đi mua thực phẩm để tích trữ trước khi bão đổ bộ. Ảnh: Đinh Mười.

Ghi nhận tại siêu thị Aeon Mall trưa 6/9, các quầy hàng bán lương thực, thực phẩm, rau quả,… đều chật kín người mua. Nhiều quầy hàng bán thịt lợn và rau luôn trong tình trạng phải bổ sung liên tục nhưng vẫn không thể đáp ứng kịp nhu cầu của người dân.

Chị Nguyễn Thị Mai Phương, trú tại Thủy Nguyên chia sẻ: “Tối qua nghe tin về bão đang mạnh lên và sắp vào đất liền, thành phố cũng đã quyết định di tản các hộ dân ở những nơi không an toàn nên em thấy hơi lo. Nhà nhiều trẻ con, nếu mưa nhiều ngày đi lại sẽ khó khăn nên trưa nay em quyết định sang siêu thị để mua thực phẩm về để đề phòng”.

Tại siêu thị Co.opmart Hải Phòng, tình trạng người dân đổ xô đến mưa thực phẩm cũng tăng đột biến. Trong một buổi sáng, nhiều quầy thực phẩm đã hết sạch, Ban quản lý siêu thị phải bổ sung thêm 2 xe gạo, rau, thịt, cá… để phục vụ người dân.

Các mặt hàng thiết yếu được người dân quan tâm. Ảnh: Đinh Mười.

Các mặt hàng thiết yếu được người dân quan tâm. Ảnh: Đinh Mười.

Anh Lê Ngọc Nam – Giám đốc siêu thị Co.opmart Hải Phòng cho biết, người dân đổ xô đi mua thực phẩm bắt đầu từ khi có tin bão số 3, nhất là từ tối 5/9, sức mua tăng gấp 3 lần so với bình thường. Người dân chủ yếu mua lương thực, thực phẩm thiết yếu như gạo, rau, củ, quả, thịt, mì tôm, siêu thị phải tăng khối lượng hàng hóa tăng lên gấp 4 đến 5 lần.

“Hiện nay các cái mặt hàng thiết yếu như gạo, rau, thịt, cá, sữa,… chúng tôi đang có rất nhiều. Ngoài kho hàng ở Hải Phòng, chúng tôi có thêm 1 kho ở Bắc Ninh với quy mô lớn gấp 30 lần, chúng tôi đủ hàng hóa để bán cho người dân và cung cấp cho chính quyền địa phương khi cần”, anh Nam chia sẻ.

Tìm hiểu của PV cho thấy, việc người dân đổ xô đi mua lương thực, thực phẩm không chỉ xảy ra ở một khu vực nhất định mà ở trên toàn thành phố Hải Phòng, từ chợ cho đến các tạp hóa, rồi các sạp bán thịt,… Người dân tích trữ lương thực vì lo sợ khi bão đổ bộ, mưa lớn kéo dài đi lại mua hàng hóa sẽ khó khăn.

Người dân chen chúc nhau mua thực phẩm tại siêu thị Aeon Mall Lê Chân. Ảnh: Đinh Mười.

Người dân chen chúc nhau mua thực phẩm tại siêu thị Aeon Mall Lê Chân. Ảnh: Đinh Mười.

Theo Phòng quản lý Thương mại (Sở Công thương Hải Phòng), trong 2 ngày gần đây, sức mua các mặt hàng là lương thực, thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn tăng 20-25% so với ngày thường. Về việc tích trữ lương thực đề phòng lũ lụt, thiên tai, đơn vị đều đã hoàn thành từ đầu tháng 4 hàng năm. Riêng năm 2024, Sở Công thương đã làm việc với 7 doanh nghiệp lớn đang cung cấp hàng hóa, lương thực trên địa bàn, các đơn vị đều đã có kế hoạch tích trữ lương thực, dự trữ hàng hóa phòng chống bão lụt và cam kết đảm bảo cung ứng hàng hóa trong trường hợp xảy ra thiên tai.

Các doanh nghiệp khẳng định không có vấn đề về cung ứng hàng hóa, họ đã cam kết cung ứng đủ 7 nhóm hàng hóa phục vụ phòng chống bão lụt. Các mặt hàng dự trữ bao gồm gạo, bãnh đa niệt, đường trắng, sữa tươi, nước đóng chai, lương khô,... đều đảm bảo. Sở Công Thương đã kiểm tra thực tế các kho hàng và xác nhận hàng hóa ổn định, có thể ứng phó với tình huống thành phố bị chia cắt do bão.

Cụ thể về việc tích trữ, gạo tẻ là 267 tấn, mì ăn liền và bánh đa ăn liền là 70.630 thùng, đường trắng là 24,4 tấn, sữa tươi loại 180ml là 35,360 thùng, sữa đặc các loại là 2.720 thùng, lương khô khoảng 1.450 thùng,… Tổng số tiền Hải Phòng dùng để mua lương thực, thực phẩm dự trữ hơn 29 tỷ đồng.

Các loại rau được bổ sung lên kệ hàng liên tục để phục vụ người mua. Ảnh: Đinh Mười.

Các loại rau được bổ sung lên kệ hàng liên tục để phục vụ người mua. Ảnh: Đinh Mười.

“Đây chỉ là dự trữ để phục vụ nhu cầu khi bị chia cắt cho thiên tai, lũ lụt, còn tại các địa phương cũng có dự trữ riêng. Nói chung về nguồn cung rất dồi dào, không thiếu, người dân không cần lo lắng. Hệ thống bán buôn, bán lẻ ở Hai Phòng như: Mega market, Co.opmart, Công ty Đồng Lợi, Công ty Minh Khai, hệ thống siêu thị Vinmart,  siêu thị Aeon Mall,… đảm bảo cung ứng được số lượng hàng hóa theo yêu cầu. Thành phố có nhu cầu đến đâu là sẽ cung ứng đến đấy”, lãnh đạo phòng Quản lý Thương mại - Sở Công thương khẳng định.

Theo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Hải Phòng (Sở NN-PTNT), lượng hàng nông sản lưu thông, tiêu thụ trên địa bàn thành phố, ngoài nguồn cung tại chỗ từ các huyện thì lượng hàng nông sản về các chợ đầu mối trung bình khoảng 100-120 tấn/ngày, chủ yếu từ Hải Dương, Lào Cai (Sapa), Lạng Sơn, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Lâm Đồng, Đà Lạt, các tỉnh miền Nam.

Lượng hàng nông sản từ các hệ thống phân phối lớn như Mega, Go HP, Co.opmart, Vinmart, hệ thống Vinmart + khoảng 50-60 tấn/ngày, từ các cơ sở kinh doanh nông sản khoảng trên 100 tấn/ngày như rau củ quả Phúc Hậu, Hoàng Minh,... Đảm bảo khả năng cung cấp thực phẩm nông thủy sản cho người dân thành phố Hải Phòng thời điểm bão số 3 đổ bộ.

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Bảo vệ sức khỏe trái tim: Chìa khóa cho cuộc sống khỏe mạnh

Hiện nay, nhiều người chưa thật sự quan tâm đúng mực đến sức khỏe của trái tim, dẫn đến nhiều hệ lụy từ các bệnh lý tim mạch.  

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.