Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho biết, hiện nay, Hải Phòng có trên 400.000 đầu lợn, trog đó lợn nái chiếm 10%. Nếu phân tích theo công nghệ chăn nuôi, thì công nghệ cao chỉ 15%, còn lại là chăn nuôi ở trang trại, hộ cá thể.
Theo kết quả xét nghiệm của các cơ quan trung ương, ngày 22/2 có ca nhiễm đầu tiên. Hơn 10 ngày qua, điểm đầu tiên có tả lợn là huyện Thuỷ Nguyên, sát Quảng Ninh, còn bây giờ là 3 huyện, 9 xã, 59 hộ trên 17 thôn đã có lợn nhiễm bệnh.
Tổng số lợn phải tiêu huỷ là 1.300 con, tương đương 70 tấn thịt. Nông trại tiêu huỷ nhiều nhất là 600 con.
Tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi. (Ảnh: TTXVN) |
Thành phố cũng đã chỉ đạo áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch. Tới nay đã chi ngân sách thành phố 4 tỷ đồng để mua hoá chất, hỗ trợ các hộ có lợn bị tiêu huỷ.
Điểm dịch mới phát sinh tại những nơi chưa áp dụng chăn nuôi công nghệ cao và các vùng giáp ranh với vùng nước, giao thông.
Kiến nghị, đề xuất: Năm 2017, Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ 38.000 đồng/kg. Mức này tương đối ổn, nhưng trong quy định trước đây chưa có hỗ trợ riêng cho lợn nái.
Đề nghị Chính phủ bổ sung hỗ trợ cho lợn nái, Hải Phòng đề xuất tăng gấp đôi hỗ trợ cho lợn nái vì giá thị trường hơn 100 đồng/kg.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết sẽ ghi nhận kiến nghị của Hải Phòng và xử lý sớm. Bộ trưởng Cường đề nghị Hải Phòng ưu tiên hỗ trợ cho các hộ dân Hải Phòng thực hiện nghiêm túc trong việc xử lý dịch.