| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng, Quảng Ninh nhường khoản hỗ trợ 200 tỷ cho địa phương khác

Thứ Ba 10/09/2024 , 09:11 (GMT+7)

Thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đã báo cáo TƯ sẽ tự cân đối ngân sách, nhường khoản hỗ trợ 100 tỷ đồng/địa phương cho các tỉnh khác khắc phục hậu quả sau bão.

Ông Lê Tiến Châu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng chủ trì một cuộc họp nắm bắt tình hình thiệt hại sau bão số 3. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Lê Tiến Châu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng chủ trì một cuộc họp nắm bắt tình hình thiệt hại sau bão số 3. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Lê Tiến Châu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng cho biết, sau khi họp bàn với lãnh đạo thành phố cùng với đại diện với các sở, ban, ngành, Hải Phòng đã quyết định không nhận khoản tiền là 100 tỷ đồng từ nguồn ngân sách T.Ư hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3.

Lí do là hiện tại không chỉ có thành phố Hải Phòng bị thiệt hại do bão mà nhiều tỉnh thành khác cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, cần được hỗ trợ. Do vậy thành phố sẽ tự cân đối nguồn ngân sách của địa phương và vận động ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đang sinh sống, hoạt động trên địa bàn để chung tay khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra.

Như vậy, sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra tình hình thiệt hại sau bão và quyết định hỗ trợ mỗi địa phương 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả, cả 2 địa phương vùng tâm bão đổ bộ là Hải Phòng và Quảng Ninh đều quyết định nhường cho các địa phương khác.

Người dân huyện Kiến Thụy, Hải Phòng khắc phục hậu quả sau bão. Ảnh: Đinh Mười.

Người dân huyện Kiến Thụy, Hải Phòng khắc phục hậu quả sau bão. Ảnh: Đinh Mười.

Trước đó, tại Quảng Ninh, sau khi kiểm tra công tác phòng, chống và triển khai khắc phục hậu quả bão trên địa bàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo hỗ trợ Quảng Ninh 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả mưa bão. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng xin được tự chủ ngân sách để nhường khoản hỗ trợ đó cho các địa phương khác khó khăn hơn, đang bị ảnh hưởng do bão số 3.

Trên cơ sở này Trung ương đã quyết định dùng nguồn ngân sách đó để sẽ xem xét, hỗ trợ khi các địa phương khác thiệt hai bão số 3 khi có đề xuất. Trong ngày 9/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký quyết định về việc hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho 5 địa phương, gồm: Nam Định 20 tỷ đồng, Thái Bình 30 tỷ đồng, Hải Dương 20 tỷ đồng, Yên Bái 20 tỷ đồng, Hưng Yên 10 tỷ đồng để thực hiện khắc phục hậu quả, ổn định đời sống cho người dân sau cơn bão số 3.

Hải Phòng và Quảng Ninh 2 địa phương thuộc vùng tâm bão số 3, sau khi cơn bão này đổ bộ vào đất liền, tổng thiệt hại đến nay chưa thể thống kê chi tiết. Tại Quảng Ninh, sơ bộ ban đầu, toàn tỉnh có 4 người chết và có 157 người bị thương hiện đang được điều trị tại các cơ sở y tế. Về tài sản, theo thống kê bước đầu từ các địa phương có 19.582 nhà bị tốc mái; 21 phương tiện vận tải thủy, 23 tàu du lịch, 41 tàu cá các loại bị chìm, trôi dạt.

Quảng Ninh bị thiệt hại nặng nề sau bão. Ảnh: CTV.

Quảng Ninh bị thiệt hại nặng nề sau bão. Ảnh: CTV.

Cùng với đó, Quảng Ninh có trên 1.000 ô lồng, lồng, bè nuôi hầu bị mất, cuốn trôi; 17.000 m2 công trình nuôi trồng thủy sản bị tốc mái; 912 ha lúa bị đổ, ngập úng; 8.503 ha rừng trồng bị ảnh hưởng. Hệ thống thông tin, liên lạc toàn tỉnh bị ngắt kết nối, mất điện trên diện rộng.

Tại Hải Phòng cũng gần như tương tự, nhiều nhà dân, trụ sở cơ quan, cơ sở doanh nghiệp, kho tàng, xưởng sản xuất, trang trại chăn nuôi hư hại, tốc mái, cột điện bị gãy đổ, nhiều diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả, cây cảnh bị gãy đổ, hư hại. Trong nhiều ngày đường dây thông tin bị gián đoạn, mất điện, mất nước, hoạt động giao thông bị đình trệ.

Thống kê sơ bộ, hiện tại đã có 528 nhà dân, 128 trường học, 13 cơ sở y tế, 104 trụ sở làm việc, 3 trạm điện, 219 cơ sở trang trại, 367 cột chiếu sáng, 3rạm thu phát sóng, 807 biển báo giao thông, 6.059 cây xanh gãy, đổ; 16.735 ha lúa và hoa màu, 1.200 ha cây ăn quả và 48 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại.

Lực lượng công an hỗ trợ người dân dọn cây ngã đổ trên phố. Ảnh: CTV.

Lực lượng công an hỗ trợ người dân dọn cây ngã đổ trên phố. Ảnh: CTV.

Chứng kiến hình ảnh cán bộ, chiến sỹ và nhân dân  thành phố Hải Phòng chung sức, đồng lòng, triệu người như một, không quản ngại mưa to, gió lớn, nguy hiểm, lao mình vào tâm bão để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, doanh nghiệp và nhà nước; cùng với đó, hàng chục nghìn người dân sinh sống tại các khu chung cư cũ xuống cấp, bà con sinh sống vùng trũng thấp, các tàu, thuyền,… đã được di chuyển tới nơi an toàn, được chăm lo, ông Lê Tiến Châu đã xúc động viết thư động viên nhân dân thành phố:

“Trong nguy nan, truyền thống đoàn kết, bản lĩnh vượt khó của người Hải Phòng lại càng kiên cường, tỏa sáng. Nhờ vậy, thiệt hại do cơn bão số 3 đã được giảm thiểu ở mức thấp nhất. Thay mặt lãnh đạo thành phố, tôi xin gửi lời thăm hỏi và chia buồn sâu sắc nhất tới các gia đình có người thân bị thiệt mạng và mong các nạn nhân bị thương sớm hồi phục sức khỏe; bày tỏ sự cảm thông sâu sắc, chia sẻ những mất mát, thiệt hại về tài sản của nhân dân và doanh nghiệp”.

Xem thêm
Phải đổi mới tư duy, phải 'cởi trói', phải quyết đoán, phải bứt phá, phải vượt lên chính mình

Tổng Bí thư nhấn mạnh việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực.

VIETRISA có vai trò chủ đạo trong vận hành ngành hàng lúa gạo

Đó là ý kiến chia sẻ của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tại buổi làm việc với Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam (VIETRISA).

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trở lại Mường Nhé, cực Tây Tổ quốc

Mường Nhé, cực Tây Tổ quốc hôm nay vẫn còn gian khó nhưng thấm đẫm tình đất, tình người, tình đoàn kết của đồng bào miền xuôi và miền ngược.