| Hotline: 0983.970.780

Hạn chế bệnh phấn trắng cây cao su

Thứ Tư 22/02/2012 , 09:27 (GMT+7)

Hỏi: Vài năm gần đây, cứ vào mùa thay lá, cây cao su ở vùng chúng tôi thường bị bệnh phấn trắng gây hại rất nặng. Chúng tôi đã phun xịt thuốc rất nhiều nhưng bệnh vẫn không giảm là bao. Xin được nói rõ thêm về căn bệnh này và cách phòng trị chúng sao cho có kết quả?

Võ Văn Khoa và một số bà con ở Thống Nhất (Đồng Nai)

Trả lời: Phấn trắng là một bệnh rất nguy hiểm cho cây cao su vào mùa thay lá. Bệnh gây hại mọi lứa tuổi của cây và thường gây hại nặng ở giai đoạn cao su bắt đầu ra lá mới (vào mùa xuân), đặc biệt là những năm trời lạnh; có sương mù nhiều, tạo ẩm độ không khí cao.

Bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn lá non (lá từ khi mới ra cho tới khoảng 10 ngày tuổi, có màu hồng tím đến xanh nhạt). Nếu gặp thời tiết lạnh và có sương mù nhiều, lá có thể rụng kín mặt đất. Sau giai đoạn này lá không rụng nữa, nhưng vẫn để lại các vết bệnh màu vàng nhạt loang lổ, lá bị biến dạng, chậm phát triển và chuyển dần sang màu vàng nhạt, lúc này cả mặt trên và dưới vết bệnh dày đặc bào tử nấm màu trắng như phấn. Ngoài lá, bệnh còn gây hại trên cả chồi non, nụ hoa và hoa.

Bệnh gây rụng lá nhiều đợt, làm chậm tốc độ sinh trưởng của cây. Nếu nặng có thể làm chết cành, chết cây ở những vườn ươm giống và vườn kiến thiết cơ bản; làm chậm thời gian khai thác, giảm sản lượng mủ rất nhiều.

Để hạn chế tác hại của bệnh, cần áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ và hợp lý trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp. Nếu chỉ phun thuốc thì khó có thể đem lại hiệu quả mong muốn. Sau đây là một số biện pháp chính.

(Thông tin chi tiết mời quý vị độc giả theo dõi trên Báo NNVN số 38 ra ngày 22/2/2012)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất