| Hotline: 0983.970.780

Hàn Quốc là thị trường tiềm năng với các sản phẩm chế biến từ nhãn

Thứ Năm 13/08/2020 , 18:24 (GMT+7)

Với quan niệm nhãn là một loại thảo dược, Hàn Quốc sẽ trở thành thị trường tiềm năm nếu Việt Nam có thể chế biến sâu được loại nông sản này.

Ông Nguyễn Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương chia sẻ về tiềm năng của thị trường Hàn Quốc với các sản phẩm nhãn. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Nguyễn Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương chia sẻ về tiềm năng của thị trường Hàn Quốc với các sản phẩm nhãn. Ảnh: Tùng Đinh.

Mới đây, Giám đốc điều hành Trung tâm Kinh doanh ASEAN của Hàn Quốc Moon Ki-bong chia sẻ về cách tiếp cận thị trường Hàn Quốc đối với các sản phẩm giá trị gia tăng từ nhãn của Việt Nam.

Với người Hàn Quốc, bên cạnh giá trị là loại quả ăn tráng miệng thì nhãn còn được xem như một loại thảo dược, được cho là có tác dụng tốt cho da, não và trí nhớ…

Hiện nay, các sản phẩm nhãn Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc chủ yếu theo 2 hình thức cấp đông làm đồ tráng miệng và nhãn sấy khô dùng làm trà hoặc đồ ăn vặt trong khi nhãn tươi chưa được phép xuất khẩu trực tiếp.

Các sản phẩm này được phân phối qua 2 kênh trực tuyến và trực tiếp, hiện nay, do dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp nên các kênh trực tiếp đang giảm, thay vào đó là các hệ thống phân phối trực tuyến được đẩy mạnh.

Ông Moon Ki-bong cho biết, những đơn vị nhập khẩu nhãn Việt Nam về Hàn Quốc mạnh nhất hiện nay có thể kể đến là CJ hay Ourhome. Chia sẻ thêm về phương hướng phát triển thị trường cho nhãn Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Moon nói có thể tập trung vào các sản phẩm chế biến sâu, trở thành nguyên liệu cho mỹ phẩm, thực phẩm chức năng hoặc dược phẩm.

Đánh giá về vấn đề này, ông Nguyễn Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương cho rằng đây là những gợi ý rất chính xác từ phía các chuyên gia Hàn Quốc cho cả nông dân, người chế biến và người kinh doanh xuất khẩu nhãn của Việt Nam.

“Hiện nay, nhãn Việt Nam mới được chế biến ra long nhãn trong khi sâm của Hàn Quốc đã có đến hơn 1.000 sản phẩm các loại. Vì Hàn Quốc xem nhãn như một loại thảo dược, nên chúng ta có thể tính đến việc sản xuất ra hàng loạt sản phẩm từ nhãn như nước uống, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng hay dược phẩm”, ông Phú nhận định.

Theo đại diện Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, điều này có thể giảm tải cho các đơn vị liên quan đến việc xuất khẩu nhãn tươi khi chính vụ vì thời gian thu thoạch thường rất ngắn, nếu không chế biến tốt thì từ nông dân cho đến người kinh doanh xuất khẩu hay các bộ ngành cũng phải chịu áp lực không nhỏ để bán hàng.

Ngoài ra, ông Phú cũng cho rằng đây là một cách để tiếp cận thị trường mới, giảm sự phụ thuộc vào một thị trường chính là Trung Quốc như hiện nay cho quả nhãn.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng bộ hệ thống thủy lợi là 'chìa khóa' bảo vệ ĐBSCL

ĐBSCL Các công trình thủy lợi ở ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát, ngăn mặn và đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.