| Hotline: 0983.970.780

Hàng nghìn người tham gia lễ hội rước báu vật vua Hàm Nghi

Thứ Bảy 28/01/2023 , 18:13 (GMT+7)

Hà Tĩnh Đều đặn 2 năm một lần, lễ hội rước sắc vua ban Hàm Nghi - Sơn Phòng (Hà Tĩnh) thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.

Sáng 28/1 (mùng 7 Tết), hàng nghìn người dân và du khách có mặt tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh tham dự lễ hội Hàm Nghi - Sơn Phòng, rước báu vật của vua Hàm Nghi.

Sáng 28/1 (mùng 7 Tết), hàng nghìn người dân và du khách có mặt tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh tham dự lễ hội Hàm Nghi - Sơn Phòng, rước báu vật của vua Hàm Nghi.

Đây là lễ hội văn hóa truyền thống độc đáo trong những ngày đầu xuân năm mới để dâng hương ngưỡng vọng Đức thánh mẫu và tưởng nhớ vua Hàm Nghi. Đồng thời, để tỏ lòng biết ơn, tri ân sâu sắc tới những công lao to lớn của vua Hàm Nghi.

Đây là lễ hội văn hóa truyền thống độc đáo trong những ngày đầu xuân năm mới để dâng hương ngưỡng vọng Đức thánh mẫu và tưởng nhớ vua Hàm Nghi. Đồng thời, để tỏ lòng biết ơn, tri ân sâu sắc tới những công lao to lớn của vua Hàm Nghi.

Lễ hội còn mang ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ hội còn mang ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ rước sắc phong vua Hàm Nghi được tổ chức trang trọng ở cả 3 ngôi đền là đền thờ Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm (còn gọi là đền Trầm Lâm), đền thờ vua Hàm Nghi và đền Công Đồng.

Lễ rước sắc phong vua Hàm Nghi được tổ chức trang trọng ở cả 3 ngôi đền là đền thờ Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm (còn gọi là đền Trầm Lâm), đền thờ vua Hàm Nghi và đền Công Đồng.

Năm nay chính quyền, người dân sẽ cùng rước báu vật của vua Hàm Nghi ban, từ nhà ông Trần Văn Nhung - nguyên cố đạo chủ năm Nhâm Dần 2022 (người trông coi, ở thôn Hòa Nhượng, xã Phú Gia) đến nhà ông Phan Hùng Vỹ - tân cố đạo chủ năm Quý Mão 2023 (thôn Phú Hồ, xã Phú Gia).

Năm nay chính quyền, người dân sẽ cùng rước báu vật của vua Hàm Nghi ban, từ nhà ông Trần Văn Nhung - nguyên cố đạo chủ năm Nhâm Dần 2022 (người trông coi, ở thôn Hòa Nhượng, xã Phú Gia) đến nhà ông Phan Hùng Vỹ - tân cố đạo chủ năm Quý Mão 2023 (thôn Phú Hồ, xã Phú Gia).

Buổi lễ bắt đầu bằng tiếng trống khai hội của Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.

Buổi lễ bắt đầu bằng tiếng trống khai hội của Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.

Sau đó cố đạo chủ năm 2022 bàn giao báu vật của vua Hàm Nghi ban (gồm voi bằng vàng, nghê bằng đồng, các thanh bảo kiếm, lục lạc bằng đồng đen, 48 đạo sắc phong do các triều vua ban tặng) cho gia đình tân cố đạo chủ Phan Hùng Vỹ (75 tuổi).

Sau đó cố đạo chủ năm 2022 bàn giao báu vật của vua Hàm Nghi ban (gồm voi bằng vàng, nghê bằng đồng, các thanh bảo kiếm, lục lạc bằng đồng đen, 48 đạo sắc phong do các triều vua ban tặng) cho gia đình tân cố đạo chủ Phan Hùng Vỹ (75 tuổi).

Tiếp đến, trai tráng khỏe mạnh trong xã được chọn sẽ tham gia khiêng 3 kiệu, cứ 8 người khiêng một kiệu di chuyển.

Tiếp đến, trai tráng khỏe mạnh trong xã được chọn sẽ tham gia khiêng 3 kiệu, cứ 8 người khiêng một kiệu di chuyển.

Người dân hai bên đường đặt bàn có bánh kẹo và rượu để tiếp sức cho đoàn rước kiệu. Việc được đoàn rước kiệu dừng lại nơi nào sẽ là một vinh dự rất lớn. Lúc đó, người dân sẽ được thắp hương, vái lạy kiệu có di ảnh vua Hàm Nghi.

Người dân hai bên đường đặt bàn có bánh kẹo và rượu để tiếp sức cho đoàn rước kiệu. Việc được đoàn rước kiệu dừng lại nơi nào sẽ là một vinh dự rất lớn. Lúc đó, người dân sẽ được thắp hương, vái lạy kiệu có di ảnh vua Hàm Nghi.

Quá trình di chuyển hàng nghìn người dân nối đuôi nhau tham gia hộ tống rước báu vật.

Quá trình di chuyển hàng nghìn người dân nối đuôi nhau tham gia hộ tống rước báu vật.

Sau khoảng 2 tiếng rưỡi đồng hồ sau, đoàn rước đã vượt quãng đường khoảng 5km về đến thôn Phú Hồ - nơi gia đình tân cố đạo chủ cư ngụ. Lúc này, bà con trong thôn đã đứng chờ sẵn hai bên đường để vẫy tay chào đón đoàn.

Sau khoảng 2 tiếng rưỡi đồng hồ sau, đoàn rước đã vượt quãng đường khoảng 5km về đến thôn Phú Hồ - nơi gia đình tân cố đạo chủ cư ngụ. Lúc này, bà con trong thôn đã đứng chờ sẵn hai bên đường để vẫy tay chào đón đoàn.

Về đến nhà tân cố đạo chủ, báu vật và sắc phong sẽ được rước từ kiệu xuống và cho vào két sắt, tủ để cất giữ. Di ảnh vua Hàm Nghi được đặt vào giữa nhà để gia chủ thờ kính.

Về đến nhà tân cố đạo chủ, báu vật và sắc phong sẽ được rước từ kiệu xuống và cho vào két sắt, tủ để cất giữ. Di ảnh vua Hàm Nghi được đặt vào giữa nhà để gia chủ thờ kính.

Theo ông Nguyễn Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Phú Gia: 'Lễ hội rước báu vật vua Hàm Nghi được tổ chức hai năm một lần. Tân cố đạo chủ là người có độ tuổi trên 60, phải là người vẫn đang còn cả vợ cả chồng, thuộc gia đình gia giáo. Ngoài ra, để chọn được tân cố đạo, phải tổ chức xin keo. Ví dụ dân làng chọn ra 3 cụ, tổ chức xin keo, người dân quan niệm nếu thần linh đồng ý cho cố đạo nào thì cố đạo đó được canh giữ báu vật'.

Theo ông Nguyễn Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Phú Gia: “Lễ hội rước báu vật vua Hàm Nghi được tổ chức hai năm một lần. Tân cố đạo chủ là người có độ tuổi trên 60, phải là người vẫn đang còn cả vợ cả chồng, thuộc gia đình gia giáo. Ngoài ra, để chọn được tân cố đạo, phải tổ chức xin keo. Ví dụ dân làng chọn ra 3 cụ, tổ chức xin keo, người dân quan niệm nếu thần linh đồng ý cho cố đạo nào thì cố đạo đó được canh giữ báu vật”.

Theo sử sách, năm 1885, vua Hàm Nghi tiến quân ra xã Phú Gia (huyện Hương Khê) huy động nhân dân cùng đào hào, đắp lũy, xây thành Sơn Phòng, chiêu binh, tuyển tướng bảo vệ dinh lũy. Tại đây, vua đã ban chiếu hịch Cần Vương, kêu gọi toàn dân đánh đuổi giặc Pháp. Thời gian này, nhà vua bị quân Pháp vây bắt nhiều lần, nhưng không thành.

Tại đây, nhà vua đã ban tặng cho đền Trầm Lâm một số báu vật như: voi vàng, nghê đồng, áo mũ, vọng lộng, đục lạc, đặc biệt là ban đạo sắc phong... Trải qua nhiều biến cố của lịch sử nhưng các báu vật của vua ban này vẫn luôn được người dân ở xã Phú Gia bảo vệ, giữ gìn cẩn thận và truyền từ đời này qua đời khác.

Theo tục lệ, người giữ báu vật vua ban là cố đạo chủ được dân làng tín nhiệm, sau đó xin thần linh, giang sơn chứng giám qua đồng tiền hạ keo. Vào ngày mùng 7 tháng Giêng, hai năm tổ chức một lần, ban lễ nghi là các vị già làng và toàn thể nhân dân làng tổ chức lễ hội truyền thống xin chuyển giao, rước các báu vật này từ nhà cố đạo chủ cũ tới nhà cố đạo chủ mới để tiếp tục lưu giữ, bảo quản cẩn thận.

Xem thêm
Siết chặt các điểm nóng buôn lậu động vật

Quyết liệt ngăn chặn tình trạng buôn lậu động vật. Nắng ấm, nông dân xuống đồng chăm sóc lúa đông xuân. Bán hoa Tết hiệu quả hơn nhờ livestream. Giá gạo nguyên liệu giảm.

Thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc với khoảng 1,4 tỷ dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm. Động vật, các sản phẩm động vật của Việt Nam như sữa, tổ yến, thịt lợn… đều có cơ hội rất lớn xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một thị trường khó tính, với các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, kiểm dịch và đặc biệt là chất lượng, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Nhiệm kỳ IV Vinafruit - Cùng ngành rau quả vượt sóng lớn, đạt thành tích cao

Nhiệm kỳ IV, Vinafruit đối mặt với những khó khăn chưa từng có, nhưng Hiệp hội đã đồng hành cùng ngành rau quả đạt thành tích vượt bậc về xuất khẩu rau quả.

Đào thất thốn 'nằm' phòng điều hòa chờ tết

Hàng trăm cây đào thất thốn hay còn gọi là đào 'tiến vua' được nghệ nhân Lê Hàm cho vào phòng kín, bật điều hòa để chờ hoa nở đúng dịp tết.