| Hotline: 0983.970.780

Hàng triệu người Mỹ thiếu đói giữa mùa bầu cử

Thứ Tư 28/10/2020 , 15:38 (GMT+7)

Bất chấp chính sách cứu trợ đại dịch coronavirus, hàng triệu người dân Mỹ đã lâm cảnh thiếu đói ngay giữa mùa bầu cử, phải đi xin các bữa ăn phát chẩn để qua ngày.

Chán chả muốn đi bầu  

Yessenia Cendejas, bà mẹ của năm đứa con đang tất tả chất những món đồ cứu trợ vừa xin được lên một chiếc xe đẩy ở phía đông bắc Wisconsin chia sẻ, coronavirus đã khiến công việc của bà tại một nhà máy làm hộp bánh pizza bị mất nên đành phải đi xếp hàng xin thực phẩm cho gia đình.

Số người Mỹ thiếu đói tăng mạnh trở lại sau 10 năm giảm mạnh. Ảnh: Reuters

Số người Mỹ thiếu đói tăng mạnh trở lại sau 10 năm giảm mạnh. Ảnh: Reuters

Bà mẹ 35 tuổi này cho biết, công việc thứ hai của mình tại một nhà hàng thức ăn nhanh ở Green Bay, nơi có số ca Covid-19 tính trên đầu người cao nhất bang Wisconsin cũng đang trắc trở khi chủ nhà máy buộc phải cắt giảm giờ làm và thu nhập hiện chỉ còn một nửa. “Thật là khó khăn. Đã có lúc chúng tôi không thể làm việc nổi vì căng thẳng", bà Cendejas nói.

Tại một ngân hàng phân phát thực phẩm cứu trợ ở Elkhorn, một thị trấn 10.000 dân ở phía đông nam bang Wisconsin, từ đầu tháng 10 đến nay hàng sáng luôn có chừng 30 chiếc ô tô xếp hàng chờ để được tiếp tế.

Matt Hausner, một nhân công làm việc ở cửa hàng tạp hóa địa phương cho biết: “Tôi vẫn làm việc toàn thời gian, nhưng nó không đủ giúp trang trải được mọi nhu cầu nên thi thoảng tôi vẫn phải đến đây". Anh Hausner cũng cho hay, sẽ không đi bỏ phiếu bầu ai cả vì công việc ngập đầu trong khi lương bổng mãi chả thấy tăng.

Austin Wall, 24 tuổi đồng sở hữu trang trại hơn 200 mẫu trồng ngô, đậu nành, cỏ linh lăng, và táo ở hạt Shawano đông bắc Wisconsin cho hay, chỉ nhận được 10 USD từ đợt hỗ trợ đầu tiên của Bộ Nông nghiệp, mức thấp nhất ở tiểu bang và đợt hai đã nhận được 6.600 USD từ CFAP vào ngày 21/9.

“Nó không có ý nghĩa gì đối với tôi”, Wall nói, đồng thời cho biết hiện vẫn chưa đưa ra quyết định nào trong cuộc bầu cử năm nay, mặc dù năm 2016 đã bỏ phiếu cho ông Trump.

Đói nghèo tái bùng phát

Số liệu khảo sát của Cục Điều tra Dân số và Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy nạn đói đang gia tăng, đặc biệt là ở các bang nông thôn, sau một thập kỷ giảm. Tính đến cuối tháng 9, ba bang Vermont, Tây Virginia và Bắc Dakota là các địa phương đứng đầu danh sách, với hơn 50% số người được hỏi nói rằng họ không đủ ăn.

Các tổ chức cứu trợ lương thực- thực phẩm tại vùng nông thôn Mỹ trở nên bận rộn trong năm 2020. Ảnh: Reuters

Các tổ chức cứu trợ lương thực- thực phẩm tại vùng nông thôn Mỹ trở nên bận rộn trong năm 2020. Ảnh: Reuters

Tình trạng thiếu đói đang tiếp gia tăng ở Mỹ, bất chấp những phản ứng của chính quyền ông Trump đối với đại dịch Covid-19 và sự suy thoái kinh tế đang được mổ xẻ, tranh luận trước cuộc bầu cử vào ngày 3/11. Các chuyên gia phân tích nhận định, vấn nạn đói nghèo sẽ có thể đưa đến những lá phiếu mang tính quyết định của cử tri ở các bang Trung Tây, giống như Wisconsin.

Theo Reuters, trước đó Tổng thống Donald Trump đã bơm một lượng viện trợ kỷ lục cho ngành nông nghiệp, tuy nhiên phần lớn nguồn tiền này chỉ đến các trang trại lớn thay vì lực lượng lao động trong ngành chế biến thực phẩm hoặc nông dân quy mô nhỏ. Cũng chính bởi lý do này mà bà Cendejas cho biết “đã quyết định bỏ phiếu lá phiếu sớm cho ứng cử viên đảng Dân chủ, Joe Biden”.

Số liệu liên bang cho thấy, các chủ trang trại trồng ngô và đậu tương quy mô lớn đã nhận được tới 1 triệu USD nguồn tiền từ gói viện trợ coronavirus của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Trong khi đó tổ chức cứu trợ lương thực Crusaders of Justicia, trụ sở tại Manitowoc, bang Wisconsin- nơi bà Cendejas tới nhận hàng cứu trợ cho biết, trước đây mỗi năm đơn vị này chỉ phải phục vụ 125 hộ gia đình thì năm nay đã tăng lên hơn 3.000 hộ.

Theo các tính toán của Feeding America, mạng lưới cứu trợ cho khoảng 60.000 người thiếu đói tại Mỹ, có trên 54 triệu người dân đang phải vật lộn để đảm bảo nhu cầu lương thực- thực phẩm trong thời kỳ đại dịch, trong đó đáng báo động về tình trạng mất an ninh lương thực là ở các bang Bắc Dakota, Minnesota và Wisconsin.

Bắt đầu từ tháng 6, chính phủ Mỹ đã chi trả trực tiếp cho nông dân gần 18 tỷ USD thông qua Chương trình Hỗ trợ Thực phẩm Coronavirus (CFAP), tuy nhiên theo phân tích của Reuters có tới 92% nông dân ở bang Wisconsin cho biết nhận được nguồn viện trợ không đủ để vận hành một cơ sở chăn nuôi bò sữa cỡ trung bình hàng tháng.

Đến giữa tháng 8 thì các nguồn viện trợ đều giảm và hết khiến nhiều gia đình lại phải đối mặt với thiếu đói, đứt bữa trong khi các trường hợp lây nhiễm Covid-19 lại gia tăng ở Trung Tây. Theo công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, dịch bệnh cũng khiến giá nông sản và thực phẩm tăng cao như, giá bánh mì đã tăng gần 20%, trong khi thịt tăng 17% so với hồi tháng 6.

Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue cho biết, CFAP nghĩa là mang thức ăn đến tận bàn cho người dân và chương trình này được giới hạn ở mức 250.000 USD cho mỗi chủ trang trại. “Những hộ sản xuất lớn thường làm ra 80% nguồn lương thực. Đó là lý do tại sao nguồn tiền hỗ trợ chảy đến đó”, ông Perdue giải thích trong chuyến thăm một trang trại bò sữa ở Cedar Grove, Wisconsin vào đầu tháng 10.

Các kết quả thăm dò dư luận tại bang Wisconsin cho thấy, ông Biden đã dẫn trước ông Trump với tỷ lệ 53% so với 44%, cho dù tại đây, ông Trump đã giành chiến thắng vào năm 2016.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm