| Hotline: 0983.970.780

Hệ thống sông Đồng Nai 'gánh' hơn 10.000 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

Chủ Nhật 30/07/2023 , 17:48 (GMT+7)

Để giảm ô nhiễm môi trường, ngập úng và thích ứng với biến đổi khí hậu, vùng Đông Nam bộ cần tập trung bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.

Dọc theo lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có trên 10 nghìn doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Dọc theo lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có trên 10 nghìn doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Không gian chứa nước bị thu hẹp

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trong thời gian qua, vùng Đông Nam bộ đã và đang phải đối mặt với các vấn đề về ô nhiễm môi trường, hiện tượng ngập úng và tác động của biến đổi khí hậu.

Kết quả quan trắc từ năm 2008 đến nay của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, chất lượng nước sông Đồng Nai, sông Thị Vải có xu thế cải thiện rõ rệt qua các năm. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng ô nhiễm cục bộ tại khu vực các sông nhánh và các kênh nội thành nội thị (nơi tiếp nhận nước thải từ các khu đô thị, KCN và các cơ sở sản xuất kinh doanh phân tán).

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Quốc Khánh, đô thị hóa nhanh chóng thiếu kiểm soát đã dẫn đến sự lấn chiếm nhiều kênh rạch tự nhiên, làm giảm đáng kể khả năng thoát nước; san lấp hồ, ao phục vụ phát triển kinh tế làm giảm không gian chứa nước. Mặt khác, tác động của biến đổi khí hậu làm tình trạng ngập lụt đô thị do mưa và triều cường xuất hiện với tần suất và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng.

Điển hình như TP.HCM thường xuyên bị ngập lụt do mưa lớn kết hợp triều cường làm ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của gần ba triệu người dân; ước tính thiệt hại do ngập nước tại TP.HCM lên đến 1.500 tỷ mỗi năm.

Dự báo tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp toàn lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2030 khoảng 7,2 triệu m3/ngày đêm, trong đó nước thải sinh hoạt đô thị và nông thôn khoảng 5,5 triệu m3/ngày đêm (chiếm 77%), và nước thải công nghiệp khoảng 1,6 triệu m3/ngày đêm (chiếm 23%).

Theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2020, đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nếu nước biển dâng 100cm, có khoảng 4,84% diện tích tỉnh có nguy cơ bị ngập.

Theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2020, đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nếu nước biển dâng 100cm, có khoảng 4,84% diện tích tỉnh có nguy cơ bị ngập.

Trước vấn đề về môi trường, ngập úng và biến đổi khí hậu ở vùng Đông Nam bộ, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp như: đầu tư, hoàn thiện hệ thống thoát nước và hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung tại các khu vực đô thị tập trung. Bên cạnh đó, thiết lập công cụ quan trắc để kiểm soát ô nhiễm, trong đó, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đang duy trì, vận hành 9 trạm quan trắc môi trường nước tự động trên sông Đồng Nai và sông Thị Vải.

Đảm bảo kết nối phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng, để đảm bảo đạt được mục tiêu “xây dựng Đông Nam bộ trở thành vùng phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng;… đến năm 2030", cần tập trung một số giải pháp sau:

Thứ nhất, lập và phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam bộ phải đảm bảo kết nối phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường giữa các tỉnh, thành phố trong vùng.

Thứ hai, phát triển kinh tế theo hướng sinh thái, tuần hoàn, tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, kinh tế các bon thấp, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tiếp tục tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.

Thứ ba, chủ động kiểm soát các nguồn thải lớn, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; ngăn chặn các tác động xấu đối với môi trường; thiết lập các cơ chế kiểm soát liên ngành, liên vùng, ngăn chặn các hoạt động phát thải gây hại đến môi trường trong vùng và liên vùng.

Thứ tư, tăng cường huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; duy trì, cải thiện chất lượng môi trường.

Thứ năm, nghiên cứu, thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình giúp duy trì và tăng cường “không gian cho sông” và gìn giữ, phát triển “kho chứa nước” để tích trữ nước nhằm điều hòa nguồn nước giữa các mùa;

Khuyến khích gìn giữ, phát triển các không gian trữ nước mưa trong quá trình phát triển đô thị và phải đảm bảo nguyên tắc không mang rủi ro từ nơi này sang nơi khác; bảo vệ và phục hồi thảm thực vật, đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển nhằm tăng khả năng tích trữ nước, giảm thiểu lũ lụt về mùa mưa, tăng nguồn sinh thủy về mùa khô.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường thích ứng biển đổi khí hậu và nước biển dâng. Xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình làm tốt...

Xem thêm
Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Ông Phạm Văn Vọng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...

Hà Nội dự chi gần 38 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất

Theo đề xuất, đối tượng hỗ trợ là các tổ chức, cá nhân có diện tích sản xuất cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại do bão số 3 và sau bão.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.