| Hotline: 0983.970.780

Hệ thống thủy lợi Bắc Đuống ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng

Thứ Bảy 19/12/2020 , 22:11 (GMT+7)

Ô nhiễm trên hệ thống Bắc Đuống xảy ra ngày càng nghiêm trọng, do phải tiếp nhận nguồn xả thải từ các cụm công nghiệp làng nghề, khu dân cư trong địa bàn.

Hệ thống thuỷ lợi Bắc Đuống có vai trò cấp nước tưới cho 55.000 ha và tiêu 53.000 ha diện tích phần lớn tỉnh Bắc Ninh gồm các huyện Tiên Du, Từ Sơn, Quế Võ, Yên Phong và TP Bắc Ninh.

Ô nhiễm trên hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Đuống xảy ra ngày càng nghiệm trọng. Ảnh: TL

Ô nhiễm trên hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Đuống xảy ra ngày càng nghiệm trọng. Ảnh: TL

Theo ông Trịnh Kiên Trung, Chủ nhiệm nhiệm vụ “Giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Đuống phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp” năm 2020” của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật Thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi), ô nhiễm trên hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Đuống xảy ra ngày càng nghiêm trọng, do phải tiếp nhận nguồn xả thải từ các cụm công nghiệp làng nghề, khu dân cư trong địa bàn.

Kết quả điều tra đã thống kê được 185 điểm xả thải có lưu lượng ≥5m3/ngày đêm (nước thải thuộc diện cấp phép xả thải) với tổng lưu lượng nước thải  231.724,8 m3/ngày đêm. Trong 81 cơ sở đã được cấp phép xả thải có 62 giấy phép còn thời hạn sử dụng và 19 giấy phép đã hết hạn sử dụng. Khối lượng nước thải được cấp phép theo giấy phép còn thời hạn sử dụng là 144.726 m3/ngày đêm chiếm tỷ lệ 62,46% so với tổng lưu lượng nước thải thuộc diện cấp phép xả thải. Trong đó, nước thải công nghiệp xả vào hệ thống là nhiều nhất, khoảng 170.431,0 m3/ngày đêm, chiếm 73,55%.

Với tốc độ phát triển công nghiệp, khu đô thị, sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các làng nghề tỷ lệ thuận với lưu lượng nước thải đổ vào hệ thống thuỷ lợi Bắc Đuống. Nước thải của quá trình sản xuất tại làng nghề không được thu gom xử lý mà độ trực tiếp ra hệ thống kênh mương thuỷ lợi.

Đặc biệt là nước thải của cụm làng nghề giấy Phong Khê, Phú Lâm, làng nghề sắt thép, đúc đồng Đa Hội với mức độ ô nhiễm rất lớn, lượng bột giấy trong nước thải quá lớn làm bồi lắng hệ thống kênh mương đặc biệt là hệ thống sông Ngũ Huyện Khê, khiến nhiều thời điểm trong mùa khô không thể lấy nước vào kênh phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Vào thời kỳ mùa khô, mực nước hạ thấp hoặc khi đóng cống Long Tửu và cửa Đặng Xá, nguồn nước sông bị tù đọng và ô nhiễm đạt mức cao nhất cả về nồng độ và diện tích phát tán, nước thải không tiêu thoát lan rộng về phía thượng lưu sông Ngũ Huyện Khê, hiện tượng này cũng gặp ở trạm bơm Trịnh xá khi trạm bơm ngừng hoạt động, nước kênh phần lớn là nước thải chảy vào tạo thành mương chứa nước thải.

Trong khi các nguồn thải chưa được kiểm soát, xử lý, thì việc vận hành hệ thống công trình thủy lợi có tác động không chỉ điều tiết lưu lượng đảm bảo phục vụ tưới tiêu mà còn có tác động đến việc điều hòa, giảm thiểu ô nhiễm nước kênh, sông nếu có được các số liệu quan trắc và dự báo về chất lượng nước.

Ông Trịnh Trung Kiên cho biết, tại tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý khu công nghiệp của tỉnh có bố trí bộ phận chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ quản lý về lĩnh vực bảo vệ môi trường tại các KCN của tỉnh. Theo quy định tại, các KCN phải có hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường được thiết kế, xây dựng đồng bộ bao gồm: hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải tập trung (gồm hệ thống thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước thải). 

Các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN có trách nhiệm ký và thực hiện biên bản, hợp đồng thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp về đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp hoặc ký hợp đồng chuyển giao nước thải để xử lý với cơ sở có chức năng. Trong thực tế, rất nhiều cơ sở SXKD trong KCN không thực hiện các trách nhiệm này, xả thải lén lút hoặc trực tiếp các loại nước thải chưa qua xử lý vào các kênh, mương tiếp nhận.

Cũng theo ông Kiên, vụ Xuân năm 2020 là năm có mực nước thấp so với năm 2019 và trung bình nhiều năm. Mặc dù việc điều tiết nước đảm bảo nhu cầu tưới. Tuy nhiên, trong suốt quá trình vận hành, hầu như không có điều kiện gạn tháo, thay nước trong hệ thống nên gia tăng khả năng mức độ ô nhiễm nước trong hệ thống.

Công tác quan trắc chất lượng nước hệ thống Bắc Đuống. Ảnh: TL

Công tác quan trắc chất lượng nước hệ thống Bắc Đuống. Ảnh: TL

Trong vụ Mùa, hệ thống chủ yếu phục vụ cho việc tiêu nước, nên nguồn nước tuy dồi dào, nhưng với phương châm  dùng nước nội địa trong hệ thống để tưới; không mở cống sông để lấy nước khi chưa được lệnh của các cấp có thẩm quyền; chấp nhận hạn cục bộ một số nơi để đảm bảo không xảy ra úng nặng khi mưa xuống. Nên nguồn nước ô nhiễm trong hệ thống sẽ không được thay thế.

Quy trình vận hành hệ thống Bắc Đuống mặc dù mới được xây dựng mới lại năm 2017. Tuy nhiên nhiều điểm đến nay nay đã không còn phù hợp với thực tế như việc lấy nước sông Đuống qua cống Long Tửu đến nay hầu như không thực hiện được. Quy trình hệ thống trong vụ mùa mới chú trọng đến việc tiêu úng mà chưa đề cập đến giải pháp vận hành để giảm thiểu ô nhiễm nước trong hệ thống.

    Tags:
Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất