| Hotline: 0983.970.780

Hiến kế tái cơ cấu nông nghiệp: Giải bài toán nông nghiệp, ngân sách sẽ tăng

Thứ Hai 17/11/2014 , 14:14 (GMT+7)

Một nền nông nghiệp của ta rất lợi thế nhưng những người trực tiếp làm ra sản phẩm vẫn cứ nghèo. Tại sao?/ “Nghịch lý thừa, thiếu thị trường”

Băn khoăn đó được ông Trần Du Lịch – ĐBQH TP.HCM đặt ra khi chúng tôi nêu vấn đề hiến kế tái cơ cấu nông nghiệp. Câu chuyện này cũng được rất nhiều ĐBQH quan tâm và say sưa chia sẻ...

14-33-46_dbqh-trn-du-lich-don-tphcm-tro-doi-voi-pvnnvn-ben-hnhlng-ky-hop-qh
ĐBQH Trần Du Lịch (TP.HCM) trao đổi với PV NNVN bên hành lang kỳ họp Quốc hội

Phải tiết giảm chi phí đầu vào

ĐB Trần Du Lịch cho rằng, mục tiêu của tái cơ cấu là chuyển mô hình kinh tế tăng trưởng không hiệu quả sang mô hình hiệu quả, cạnh tranh cao. Tái cơ cấu là chính sách vĩ mô, một địa phương không tự làm được. Vậy thì phải xây dựng cho được các đề án cụ thể từng lĩnh vực, nhóm vấn đề từ trên để dưới làm.

Chúng ta xuất khẩu thì nhiều mà giá trị tạo ra GDP rất ít. Muốn có thu nhập cao, làm giàu cho người dân, cho đất nước chỉ có tạo ra giá trị GDP phong phú. Muốn vậy phải đưa nền SXNN nâng cao giá trị cạnh tranh với những sản phẩm cùng chủng loại trên thị trường thế giới. Chứ không phải SX bán thô như hiện nay.

Đặt ra câu hỏi và tự trả lời, ĐB Trần Du Lịch băn khoăn: “Nông nghiệp nước ta tự hào có nhiều loại cây trồng, vật nuôi có năng suất sinh học thuộc vào loại cao nhất thế giới mà người làm ra nó cứ nghèo mãi? Bởi vì giá trị mới tạo ra quá ít mà chi phí SX thì quá cao.

SX của ta chủ yếu gia công, không được nội địa hóa nhiều. Chẳng hạn thức ăn chăn nuôi phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập, còn chịu thuế giá trị gia tăng nên người chăn nuôi lỗ triền miên. 70% chi phí chăn nuôi là thức ăn. Vậy muốn chăn nuôi có lãi trước hết phải tìm cách giảm chi phí đầu vào”.

Ở một khía cạnh khác, ĐB Bùi Thị An (TP Hà Nội) cho rằng, Việt Nam là nước nông nghiệp với 70% dân số sống bằng nông nghiệp, nhưng nông sản Việt Nam chưa có chỗ đứng bền vững trên thị trường thế giới. Phải chăng chúng ta xếp chưa đúng vị trí và tiềm năng của nó trong cơ cấu nền kinh tế nói chung?

14-33-46_dbqh-bui-thi-n-cho-rng-gii-duoc-bi-ton-nong-nghiepthi-ngn-sch-se-tng-thu
ĐBQH Bùi Thị An (TP.Hà Nội) cho rằng, giải được bài toán nông nghiệp sẽ tăng thu ngân sách

“Nông nghiệp nước ta rất đặc biệt, rất là lạ. Khi cả thế giới khủng hoảng kinh tế, trong nước vô cùng khó khăn, đúng lúc đó nông nghiệp lại là bệ đỡ và Việt Nam đã giải được bài toán an ninh lương thực. Nông nghiệp đóng góp khá nhiều cho xuất khẩu. Ví dụ, trong 10 tháng đầu năm nay đạt khoảng 26 tỷ đô la. Rất tiếc chúng ta đầu tư chưa đủ ngưỡng, năm 2014 lại ít và thấp hơn năm 2013. Tại sao lại như vậy?" – ĐB Bùi Thị An nêu vấn đề.

Bên cạnh thành tựu, ĐB An thẳng thắn chỉ ra bức tranh ảm đạm của nền nông nghiệp. Đó là, giá trị gia tăng rất thấp, đời sống của người nông dân khó khăn, làm ăn thua lỗ. Từ đó không ít người dân bỏ ruộng, vườn lang thang kiếm ăn nơi khác.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh cho rằng nông nghiệp là ngành tiên phong, ngay sau khi Chính phủ có đề án chung, Bộ NN-PTNT đã xây dựng đề án tổng quan và hoàn thiện 16 đề án con. Nông nghiệp đưa ra bao đề án thì dưới các địa phương, doanh nghiệp phải làm. Địa phương cũng phải xây dựng cho mình lợi thế của mình là gì và hạn chế của mình là gì để tăng lợi thế của mình lên và hạn chế để chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

ĐB Bùi Thị An đề nghị Nhà nước cần tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa cho nông nghiệp, cho KHCN phục vụ nông nghiệp như chọn giống, bảo quản, chế biến ... để nông nghiệp Việt Nam có thể bứt phá đi lên với mục tiêu là cơ bản tự chủ về giống, nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến nông sản. Tạo mọi điều kiện cần thiết để nông sản Việt Nam có chỗ đứng bền vững trên thị trường quốc tế với những thương hiệu mạnh.

Muốn vậy, Nhà nước phải tạo cơ chế thông thoáng, dành vốn để hỗ trợ, khuyến khích DN và các cá nhân đầu tư vào nông nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh bền vững cho nông nghiệp trong điều kiện hội nhập. Giải được bài toán nông nghiệp thì ngân sách sẽ tăng.

Giảm thuế cho DN nông nghiệp

Đồng tình với quan điểm phải đầu tư mạnh cho nông nghiệp để có đột phá, ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) đặt vấn đề: Lâu nay chúng ta có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp ở những địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn.

Nhìn trên giấy tờ thì chính sách đó rất tốt nhưng hiệu quả cho phát triển thì không thấy đâu cả. Kêu gọi nhiều nhưng cũng chẳng thu hút vào đầu tư được bao nhiêu.

14-33-46_dbqh-nguyen-ngoc-ho-tphcm-kien-nghi-gim-50-thue-tndntrong-5-nm-du-doi-voi-dn-du-tu-vo-nn
ĐBQH Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) kiến nghị giảm 50% thuế TNDN trong 5 năm đầu đối với DN đầu tư vào nông nghiệp

Từ thực tế đó, ĐB Hòa đề xuất: “Muốn kích thích nông nghiệp phát triển, thu hút nhà đầu tư thì nhìn các vùng, địa bàn còn dư địa nông nghiệp. Chẳng hạn như ĐBSCL nơi đó là vựa lúa, thủy sản. Nhà nước cứ mạnh dạn có chính sách ưu đãi, thu hút vào những vùng trọng điểm đó đi.

Bởi nơi đó còn dư địa nông nghiệp, sản phẩm đủ sức cạnh tranh, tạo ra được kim ngạch xuất khẩu, chen chân vào được chuỗi cung ứng sản phẩm trên thị trường thế giới”.

Cũng theo ĐB Nguyễn Ngọc Hòa thì phải hút được DN vào đầu tư cho nông nghiệp. Bởi hoạt động lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua nó đã đạt đến mức bão hòa theo chiều rộng rồi. Nếu bây giờ không có những đột phá, kích thích mạnh để làm cú hích cho nông nghiệp thì nền nông nghiệp chúng ta khó lòng thoát khỏi thực trạng như hiện nay.

Hiến kế cho Nhà nước, ĐB Hòa nêu vấn đề: Chính phủ có đề xuất đưa vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Cụ thể, DN hoạt động ngoài lĩnh vực nông nghiệp thì mức thuế TNDN là 22%, còn DN đầu tư vào nông nghiệp, mức thuế này là 20%.

“Đề xuất này là chưa đủ sức cạnh tranh để tạo kích thích cho DN đầu tư vào nông nghiệp. Bởi thực tế lâu nay DN cũng chưa thực sự mặn nồng đầu tư vào nông nghiệp. Nếu chỉ kích thích bởi 2% liệu có khuyến khích người ta vào đầu tư không? Chúng ta biết rằng, không giống với những ngành nghề khác, đầu tư vào nông nghiệp chu kỳ của nó tương đối dài và không thể sinh lời ngay.

Thường chu kỳ đó là 3 – 5 năm, thậm chí như cao su phải 7 năm kiến thiết mới có khả năng đem lại thu nhập, lợi nhuận cho nhà đầu tư. Cho nên đặt vấn đề giảm 2% thuế TNDN cho DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì trong 3 – 5 năm đầu chúng ta cũng khó mà thu được 20% mức thuế này.

Và nếu thu thì càng làm khó khăn cho DN. Một khi mà không phát sinh ra lợi nhuận thì đặt ra vấn đề thu thuế cũng không có tác dụng” – ĐB Hòa nói.

Cho nên theo ĐB Hòa, muốn tác động vào nông nghiệp thì chúng ta nên mạnh dạn áp dụng lộ trình giảm thuế 5 năm đầu tiên để kích thích hút DN vào đầu tư. Đồng thời có chính sách ưu đãi nhiều hơn cho lĩnh vực nông nghiệp, chẳng hạn DN ngoài nông nghiệp thì thu 22% thuế TNDN. Còn DN hoạt động trong nông nghiệp thì 5 năm đầu kiến thiết đầu tư chỉ thu 11% mức thuế này mà thôi (giảm 50%).

Hiệu quả đầu tư còn dàn trải

“Qua giám sát chúng tôi nhận thấy việc đầu tư cho KHCN và bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, các địa phương còn nhiều hạn chế.

Ví dụ tỷ lệ chi ngân sách dành cho KHCN không đạt được 2% như quy định và có xu hướng giảm dần. Năm 2013 ngân sách bố trí mới chỉ đạt 1,42% và đến năm 2014 chỉ còn 1,36%. Việc đầu tư cho KHCN chưa được phân tích rõ. 

Hiệu quả đầu tư còn dàn trải, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương. Về vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, từ năm 2009 đến nay, NSNN mới bố trí được 1.138 tỷ đồng, còn thiếu 633 tỷ đồng so với dự toán. 

Do đó nhiều nhiệm vụ, dự án phải kéo dài, không có khả năng hoàn thành khi chương trình kết thúc, từ đó dẫn đến không đạt các mục tiêu đề ra và có những chương trình dở dang không phát huy được hiệu quả”. 

ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh (TP Hà Nội)

Chuyên mục "Hiến kế tái cơ cấu nông nghiệp" mong nhận được các bài viết, ý kiến đóng góp của các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học, nhà quản lý... Bài viết gửi về địa chỉ baonnvn@hn.vnn.vn

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm