| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả công tác dạy nghề nông nghiệp

Thứ Sáu 05/07/2019 , 09:00 (GMT+7)

Trong 10 năm qua, công tác dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ở Lào Cai đã đạt được những kết quả khả quan.

lm-dong145400790
Dạy nghề nông nghiệp, góp phần phát triển SX, nông cao thu nhập, xây dựng thành công nông thôn mới.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956) với mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn, UBND tỉnh Lào Cai đã có Quyết định 1511/QĐ-UBND ngày 20/6/2011 phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Lào Cai đến năm 2020.

Đồng thời trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành các chỉ thị, quyết định, kế hoạch triển khai thực hiện đề án, với các mục tiêu cụ thể: Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa; Tạo bước đột phá, tăng tốc về chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn; góp phần nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh trong 10 năm (2010-2019) đạt 13.170/543.000 lao động nông thôn.

Theo tinh thần đó, trong 10 năm qua, tỉnh Lào Cai đã tổ chức khảo sát, điều tra 40.000 người trong độ tuổi lao động, số lao động nông thôn có nhu cầu học nghề nông nghiệp là 32.107 người. Các nhóm nghề chính gồm: Chăn nuôi gia súc, gia cầm; thú y; trồng rau, trồng nấm, trồng cây ăn quả, trồng cây dược liệu, cây lương thực, trồng rau công nghệ cao... Số lao động đã được đào tạo là 13.170 người; kinh phí 31.597 triệu đồng. 

Những kiến thức được áp dụng vào sản xuất đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, làm thay đổi nhận thức của các hộ dân trong việc học nghề phục vụ phát triển kinh tế gia đình. Đã hình thành nhiều mô hình sản xuất tiêu biểu, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập, tạo việc làm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo.

Công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thời gian tới đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền và xã hội cần tiếp tục quan tâm tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện cho người học sau khi học nghề về vốn, phương tiện sản xuất, tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu việc làm ổn định. Đồng thời, có chính sách khuyến khích đào tạo và học nghề phục vụ nhân lực cho các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Đó là các mô hình trồng chuối, nuôi trồng thủy sản tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát tạo việc làm ổn định cho trên 100 lao động, thu nhập bình quân từ 3,5-4 triệu đồng/người/tháng.

Mô hình trồng rau an toàn, rau công nghệ cao, trồng và nhân giống nấm ở xã Quang Kim cho thu nhập 150 triệu đồng/ha/năm. Mô hình nuôi trồng thủy sản ở xã Cốc San, huyện Bát Xát thu nhập bình quân 120-150 triệu/năm. Mô hình trồng rau an toàn tại tổ 7,8,9 phường Bình Minh, TP Lào Cai quy mô 02 ha/27 hộ tham gia, sản lượng rau đạt 15-16 tấn/tháng, tổng thu khoảng 85-90 triệu đồng/tháng, bình quân mỗi hộ thu nhập thêm từ 3,5- 4 triệu đồng.

Ngoài ra, còn có mô hình nuôi lợn tại xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng thu nhập bình quân mỗi hộ từ 120-150 triệu/năm. Mô hình nuôi gà thịt tại xã Phú Nhuận huyện Bảo Thắng mỗi lứa nuôi 1.500 con, xuất chuồng từ 1-1,5 tấn, trừ chi phí mỗi hộ thu được từ 50-60 triệu đồng/lứa. Mô hình nuôi trồng thủy sản ở thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng cho thu nhập từ 180-200 triệu đồng/năm.

Mô hình trồng lan ở Tả Phìn, huyện Sa Pa cho thu nhập bình quân mỗi hộ từ 700-1.000 triệu đồng/năm. Mô hình trồng quýt ở thị trấn Mường Khương cho thu thu nhập bình quân mỗi năm từ 100-120 triệu đồng.

Mô hình trồng măng tây ở TP Lào Cai cho thu nhập mỗi năm từ 200-250 triệu đồng. Mô hình trồng chanh ở huyện Văn Bàn mỗi năm cho thu nhập từ 150-170 triệu đồng. Mô hình trồng cây ăn quả ở huyện Bảo Thắng cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

(Chi cục Phát triển nông thôn)

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.