| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả đào tạo nghề lao động nông thôn

Thứ Ba 17/03/2020 , 13:10 (GMT+7)

Việc thực hiện hiệu quả Đề án 1956 đã góp phần củng cố tiêu chí số 12 về “Lao động có việc làm” trong xây dựng NTM của huyện lúa Lệ Thủy.

Mô hình nuôi gà thả đồi của bà Nguyễn Thị Hân ở xã Trường Thủy.

Mô hình nuôi gà thả đồi của bà Nguyễn Thị Hân ở xã Trường Thủy.

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ - TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Đề án 1956), hằng năm huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã mở từ 5- 6 lớp đào tạo nghề miễn phí cho trên 200 học viên. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB & XH) huyện Lệ Thủy tiến hành khảo sát, cập nhật thông tin nhu cầu học nghề của người lao động, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Qua đó có cơ sở định hướng nghề nghiệp phù hợp cho từng nhóm đối tượng cụ thể để đề xuất, mở các lớp đào tạo nghề có hiệu quả cao, thu hút đông đảo học viên.

Các nhóm nghề được đào tạo nhiều, gồm kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi ong lấy mật; trồng và khai thác gỗ rừng; kỹ thuật chế biến món ăn, phục vụ; điện dân dụng; may công nghiệp; lái xe ô tô hạng C…

Đặc biệt, Phòng LĐ - TB & XH huyện còn phối hợp với Trường cao đẳng Nghề Quảng Bình đào tạo nghề may, sửa chữa điện dân dụng cho người dân tộc Vân Kiều đang theo học hệ THPT tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện.

Qua các lớp đào tạo nghề, nhiều bà con đã biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn trồng trọt, chăn nuôi, mang lại hiệu quả. Không ít hộ đã vươn lên làm giàu từ những mô hình phát triển kinh tế.

Gia đình bà Nguyễn Thị Hân ở xã Trường Thủy hiện nuôi khoảng 800 con gà thả đồi thương phẩm. Khi xã tổ chức các lớp dạy nghề kỹ thuật chăn nuôi, bà chủ động đăng ký tham gia. Từ những kiến thức đã được học, bà áp dụng vào chăm sóc đàn gà gia đình. Hiện mỗi năm, gia đình thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Học sinh người dân tộc Vân Kiều được đòa tạo nghề may.

Học sinh người dân tộc Vân Kiều được đòa tạo nghề may.

Tính từ năm 2011 đến nay, huyện Lệ Thủy đã mở được 142 lớp đào tạo nghề cho hơn 4.741 lao động nông thôn.

Phần lớn các học viên phát huy được nghề ngay tại địa phương hoặc được tuyển dụng vào làm trong các doanh nghiệp, góp phần củng cố tiêu chí số 12 về “Lao động có việc làm” trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM của huyện.

Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Mai, Trưởng phòng LĐ - TB & XH huyện, đối với lao động có điều kiện sản xuất, có đất có rừng, thì huyện đào tạo các nghề trồng trọt, mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm…

Thực tế cho thấy, hầu hết các lớp dạy nghề được tổ chức đã bám sát với điều kiện kinh tế, sản xuất thực tế của địa phương, giúp các học viên có kiến thức cơ bản, vận dụng hiệu quả vào sản xuất, có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.