| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả kinh tế tuần hoàn trong sản xuất bắp

Thứ Tư 08/01/2025 , 06:26 (GMT+7)

TIỀN GIANG Hiệu quả thiết thực của mô hình góp phần thực hiện chỉ tiêu về tổ chức sản xuất, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Bắp (ngô) là một trong những cây lương thực được nông dân Tiền Giang trồng nhiều do rất thích hợp để đưa xuống chân ruộng thay cho độc canh cây lúa. Tuy nhiên, hiện phần lớn người trồng bắp chỉ thu hoạch trái mà chưa quan tâm nhiều đến tận dụng phụ phẩm từ cây bắp nên hiệu quả kinh tế chưa đạt được tối đa. Vì vậy, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Tiền Giang phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Châu Thành và UBND xã Tân Lý Đông đã triển khai mô hình “Kinh tế tuần hoàn trong sản xuất bắp” và đã thu hoạch được hiệu quả kinh tế cao.

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Tiền Giang thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất bắp. Ảnh: Kim Nữ.

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Tiền Giang thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất bắp. Ảnh: Kim Nữ.

Mô hình được triển khai từ tháng 7 năm 2024 trên diện tích 5ha của 7 hộ dân ấp Tân Thanh, xã Tân Lý Đông. Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ bắp giống, một phần chi phí vật tư nông nghiệp, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh nên quá trình sản xuất rất thuận lợi. Năng suất thu hoạch ước đạt khoảng 30.000 trái/ha, trong đó hơn 70% là bắp loại 1 có mẫu mã đẹp và chất lượng thương phẩm cao nhờ áp dụng quy trình canh tác sinh học, bón phân hữu cơ, giá bán cao hơn giá thị trường. Tổng thu tại mô hình đạt 93 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí lãi 50 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với các ruộng bắp trong vùng.

Sau khi thu hoạch bắp, nông dân trong mô hình sử dụng thân cây bắp làm thức ăn cho bò thay vì bỏ lại ruộng như trước đây, vừa phải tốn công thu gom, tiêu hủy, vừa gây phát thải khí nhà kính, tác động xấu đến môi trường. Trong khi đó, thân cây bắp là món ăn khoái khẩu của bò, chứa nhiều dinh dưỡng, giúp bò tăng trọng nhanh. 

Sử dụng thân bắp để nuôi bò, sử dụng phân bò để nuôi trùn quế tạo ra phân trùn quế bón ngược trở lại cho bắp tạo nên vòng tuần hoàn khép kín. Ảnh: Kim Nữ.

Sử dụng thân bắp để nuôi bò, sử dụng phân bò để nuôi trùn quế tạo ra phân trùn quế bón ngược trở lại cho bắp tạo nên vòng tuần hoàn khép kín. Ảnh: Kim Nữ.

Tham gia mô hình, nông dân còn được hướng dẫn sử dụng phân bò để nuôi trùn quế. Bà con chỉ cần một diện tích đất nhỏ, làm mái che nắng, che mưa. Sau đó ủ phân bò với trùn quế và chế phẩm sinh học để thành phân hữu cơ. Nông dân có thể sử dụng trùn quế làm thức ăn cho cá, cho gà và sử dụng phân bò hữu cơ bón lại cho cây trồng.

Phân hữu cơ này bón rất tốt cho cây bắp, không chỉ giúp giảm được đáng kể phân hóa học mà còn có tác dụng cải tạo đất, bảo vệ hệ sinh thái trong bối cảnh trồng trọt thâm canh. Nhờ cách làm này, không còn tình trạng phân bò bị ứ đọng, gây mùi hôi thối, mất vệ sinh như trước đây. 

Xem thêm
Màu đỏ may mắn của giống gà Mía số 1

Trong lịch sử mảng gà lông màu tại Việt Nam, chưa khi nào gam màu xám dài đến vậy, người chăn nuôi hy vọng, thất vọng rồi hy vọng và lại thất vọng...

Còn 400 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, Bình Định lên lộ trình nâng cấp

Ngành chức năng Bình Định yêu cầu các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải đảm bảo vệ sinh thú y để cung cấp nguồn thịt sạch cho thị trường ngày Tết.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.