| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ Hà Tĩnh tái thiết sản xuất

Thứ Ba 10/11/2020 , 18:13 (GMT+7)

Trước mắt, việc tái thiết sản xuất sau lũ sẽ tập trung khôi phục chăn nuôi gia cầm vì chu kỳ nuôi ngắn, có thể tạo sản phẩm trước Tết.

Hà Tĩnh mất gần 80 vạn con gia cầm

Trước mắt Bộ NN-PTNT khuyến khích Hà Tĩnh nói riêng, các tỉnh miền Trung nói chung chú trọng khôi phục chăn nuôi gia cầm. Ảnh: K. Linh.  

Trước mắt Bộ NN-PTNT khuyến khích Hà Tĩnh nói riêng, các tỉnh miền Trung nói chung chú trọng khôi phục chăn nuôi gia cầm. Ảnh: K. Linh.  

2 đợt lũ lụt lịch sử từ ngày 18 – 21/10 và 30 – 31/10 đã khiến đời sống của hàng vạn hộ dân các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh... lâm cảnh khốn khó; thiệt hại về tài sản, giao thông, thủy lợi, sản xuất nông nghiệp vô cùng nặng nề.

“Để đảm bảo an ninh lương thực, sinh kế lâu dài cho người dân vùng lũ, tỉnh Hà Tĩnh đề xuất Chính phủ, Bộ ngành Trung ương tiếp tục hỗ trợ tỉnh 2.000 tấn giống lúa ngắn ngày; 170 tấn giống ngô; 30 tấn giống rau phục vụ sản xuất vụ đông và đông xuân. Hỗ trợ 3.000 tấn gạo cứu đói cho nhân dân vùng lũ. Đặc biệt, bố trí kinh phí thực hiện ngay Dự án tiêu thoát lũ vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ…”, ông Đặng Quốc Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Riêng sản xuất nông nghiệp, ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh cho hay, ít nhất 550 ha lúa, gần 3.000 ha rau màu bị thiệt hại; gần 270 tấn hạt giống, 17.000 tấn lương thực bị ngập nước, hư hỏng; gần 10.000 con gia súc và gần 80 vạn con gia cầm bị chết, cuối trôi...

Xã Thạch Đài được biết đến là “thủ phủ” chăn nuôi gia cầm của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Đợt lũ lần 1 vừa qua có 90% số hộ trên địa bàn xã bị ngập sâu; 20.000/72.000 con gia cầm bị xóa sổ.

“Ngoài thiệt hại cụ thể trước mắt, nước bạc xâm nhập ao hồ còn khiến vịt ngưng đẻ, mỗi ngày bà con mất hàng triệu đồng tiền thức ăn/hộ để nuôi cầm cự”, ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Đài buồn bã nói, đồng thời đề nghị chính quyền các cấp kịp thời hỗ trợ bà con giống gà, vịt, ngan để người dân tái sản xuất.

Theo ông Đặng Quốc Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, sau lũ, mặc dù cả hệ thống chính trị từ Trung ương, tỉnh đến cấp xã, thôn dồn lực hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả. Song do mức độ thiệt hại quá nặng nề, phạm vi ảnh hưởng rộng nên Hà Tĩnh rất cần sự hỗ trợ “mạnh tay”, kịp thời từ Chính phủ, bộ ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế và nhà hảo tâm.

Đáp lại kiến nghị của Hà Tĩnh, tại buổi làm việc với đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu vào chiều 10/11, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục chăn nuôi thông tin, trước mắt, Cục sẽ cùng các doanh nghiệp hỗ trợ 220.000 con giống gia cầm, 60 tấn thức ăn chăn nuôi, 60 triệu đồng tiền thuốc thú y và 2 lớp tập huấn chăn nuôi cho người dân vùng lũ Hà Tĩnh khôi phục sản xuất.

Đợt lũ lụt lịch sử từ 18 - 21/10 lĩnh vực chăn nuôi Hà Tĩnh chịu thiệt hại hết sức nặng nề. Ảnh: Quách Hường.

Đợt lũ lụt lịch sử từ 18 - 21/10 lĩnh vực chăn nuôi Hà Tĩnh chịu thiệt hại hết sức nặng nề. Ảnh: Quách Hường.

“Đề nghị Hà Tĩnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp Cục tiếp nhận nguồn hỗ trợ này để đưa đến tay người dân kịp thời, đúng đối tượng”, ông Dương nhấn mạnh.

Phía Tổng cục Thủy sản cũng kêu gọi các doanh nghiệp, thống nhất hỗ trợ địa phương 5 triệu con tôm giống, 10 tấn thức ăn và một cơ số chế phẩm xử lý ao nuôi, với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng.

Tái sản xuất phải đảm bảo hiệu quả

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, Bộ rất chia sẻ với những thiệt hại mà Hà Tĩnh phải gánh chịu và hứa sẽ kề vai sát cánh, hỗ trợ tỉnh hết mức để tái thiết lại sản xuất, ổn định đời sống người dân sau lũ.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu Hà Tĩnh tái thiết sản xuất phải đảm bảo hiệu quả. Ảnh: Thanh Nga.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu Hà Tĩnh tái thiết sản xuất phải đảm bảo hiệu quả. Ảnh: Thanh Nga.

“Hiện Trung ương và Bộ đã hỗ trợ một phần giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn, thuốc thú y... cho tỉnh tái thiết sản xuất. Đề nghị Hà Tĩnh tiếp nhận, triển khai sản xuất hiệu quả, đến nơi đến chốn, tránh việc “đánh trống bỏ dùi”. Anh nào làm không hiệu quả thì phải chịu trách nhiệm”, Thứ trưởng nói.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trước mắt, chăn nuôi gia cầm được chú trọng khôi phục trong thời gian tới, vì có chu kỳ sản xuất ngắn. Theo tính toán, từ nay đến Tết Nguyên Đán sẽ có sản phẩm, nhờ đó sẽ giúp bà con có thêm thu nhập và tạo sinh kế cho những chu kỳ sau. Tuy nhiên, để đẩy mạnh việc chăn nuôi sau lũ lụt, các địa phương phải thực hiện tốt công tác khử trùng, tiêu độc, đảm bảo môi trường an toàn, sạch bệnh…

Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Cục Chăn nuôi phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các đơn vị liên quan xây dựng mô hình nuôi gia cầm sau mưa lũ để phổ biến, nhân rộng tại các địa phương; đồng thời chỉ đạo các viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản và cơ quan quản lý địa phương tổ chức quan trắc môi trồng vùng nuôi, đảm bảo môi trường an toàn trước khi thả nuôi. 

Bộ NN-PTNT và các doanh nghiệp hỗ trợ tỉnh Hà Tĩnh khắc phục hậu quả lũ lụt với tổng giá trị hơn 17 tỷ đồng. Ảnh: Thanh Nga.

Bộ NN-PTNT và các doanh nghiệp hỗ trợ tỉnh Hà Tĩnh khắc phục hậu quả lũ lụt với tổng giá trị hơn 17 tỷ đồng. Ảnh: Thanh Nga.

Đối với việc huy động hỗ trợ, đến ngày 10/11, Bộ NN-PTNT kêu gọi các tổ chức, đơn vị, cá nhân hỗ trợ người dân 5 tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nhất trong đợt mưa lũ vừa qua gần 1,1 triệu con gà giống, 17.000 con vịt giống, 2.000 con ngan giống; 300 tấn thức ăn; 300 triệu đồng tiền thuốc thú y; 85.000 lít và 120 tấn hóa chất khử trùng; hơn 2,3 triệu liều vacxin…

Hiện Bộ đã cấp phát cho các tỉnh 18 tấn giống ngô; 10,8 tấn hạt giống rau; 30.000 liều vacxin, 60.000 lít và 70 tấn hóa chất khử trùng.

Tính đến nay, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cũng phát động và kêu gọi các tổ chức quốc tế (ADB, JICA, AHA, UNDP, UNICEF...) và Đại sứ quán một số nước (Hoa Kỳ, Hàn Quốc...) hỗ trợ tiền và hàng hóa thiết yếu để hỗ trợ người dân các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai, với tổng giá trị hơn 10,18 triệu USD (tương đương 237 tỷ đồng).

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Ngành than chủ động chống sạt lở bãi thải mùa mưa bão

QUẢNG NINH Gần đến mùa mưa bão, nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống gần khu vực bãi thải mỏ luôn được ngành than và tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.

Bình luận mới nhất