| Hotline: 0983.970.780

Hoa Kỳ ‘tấn công’ các cơ quan truyền thông Trung Quốc

Thứ Ba 23/06/2020 , 09:57 (GMT+7)

Hoa Kỳ cảnh báo sẽ bắt đầu xem bốn cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc là "phái bộ nước ngoài".

Trụ sở của CCTV tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.

Trụ sở của CCTV tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.

Động thái diễn ra sau khi Hoa Kỳ cáo buộc các cơ quan truyền thông này của Trung Quốc đóng vai trò là cơ quan ngôn luận cho chính quyền Bắc Kinh. 

Điều này có khả năng làm gia tăng căng thẳng giữa hai siêu cường, hai nền kinh tế mạnh nhất thế giới. 

Nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ tại Đông Á, David Stilwell, đề cập đến các cơ quan truyền thông bị dán nhãn "phái bộ nước ngoài" bao gồm Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, Hãng thông tấn China News Service (Dịch vụ Tin tức Trung Quốc) thuộc Văn phòng Kiều vụ Quốc vụ viện Trung Quốc, báo People's Daily (Nhân Dân nhật báo) và Global Times (Thời báo Hoàn cầu).

Giới quan sát tin rằng những tổ chức này là các cơ quan tuyên truyền, và nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

“Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ thực hiện kiểm soát hoạt động mà còn có toàn quyền kiểm soát biên tập đối với nội dung của họ”, ông David Stilwell nói với phóng viên.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington dường như vẫn chưa quyết định đưa ra bình luận nào về tình hình này.

Tuy nhiên, có khả năng sẽ có một quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra một số hình thức trả lời

Kế hoạch nhằm vào các phương tiện truyền thông mới đã được Reuters báo cáo đầu tiên vào đầu tháng này.

Kể từ khi Donald Trump nhậm chức, quan hệ Mỹ-Trung xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Đặc biệt là bây giờ, khi Tổng thống Trump quyết định thực hiện một đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc trong nỗ lực đảm bảo tái đắc cử vào tháng 11.

Mỹ - Trung liên tục đối đầu trong việc xử lý đại dịch virus Corona.

Tổng thống Trump đã cáo buộc Bắc Kinh không kiềm chế virus và kiểm soát sự lây lan, dẫn đến việc phong tỏa toàn cầu.

Vào tháng 2, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từng tuyên bố các cơ quan báo chí của Trung Quốc không khác gì đại sứ quán ở nước ngoài thay vì là những cơ quan thường trú truyền thông tại Mỹ.

Điều này sẽ yêu cầu các cơ quan liên quan phải thông báo cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về quản lý nhân sự cũng như bất động sản họ nắm giữ.

Washington cũng đưa ra một thông báo nữa vào tháng 3, theo đó giảm số lượng phóng viên cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc thường trú nước này từ 160 xuống còn 100.

Lý do cho sự cắt giảm về số lượng này là do mối đe dọa và quấy rối lâu dài của Bắc Kinh

Trung Quốc đáp trả bằng cách trục xuất các phóng viên thường trú làm việc cho các tờ New York Times, News Corp, Wall Street Journal và Washington Post.

Ông Stilwell cho biết hành động hôm 22/6 không nhằm giảm hoạt động báo chí của các cơ quan truyền thông nước ngoài và Hoa Kỳ vẫn cam kết tự do báo chí.

(Theo Express, Reuters)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm