| Hotline: 0983.970.780

Hoa quả Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường Châu Âu

Thứ Ba 29/06/2021 , 17:57 (GMT+7)

Đầu năm 2021, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu trái chanh leo sang EU với trị giá xuất khẩu chiếm 97,9% tổng trị giá trị xuất khẩu, còn lại là trái mít, mận và me...

Việt Nam cung cấp hoa quả lớn thứ 5 cho EU trong quý I/2021

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho hay: Quý I/2021, nhập khẩu các sản phẩm trái me tươi, táo, mít, vải, mận, chanh dây, khế  của EU đạt 18,4 nghìn tấn, trị giá 67,4 triệu Eur (tương đương 80,2 triệu USD), giảm 7,2% về lượng nhưng tăng 5,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Giá nhập khẩu bình quân trong quý I/2021, đạt 3.661,8 Eur/tấn, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Thu hoạch chanh leo phục vụ xuất khẩu

Thu hoạch chanh leo phục vụ xuất khẩu

Giá nhập khẩu bình quân từ thị trường Hà Lan đạt 3.762,4 Eur/tấn, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này chiếm 24,4% về lượng, giảm 8,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là các thị trường như: Colombia, Nam Phi, Bỉ…Hà Lan là thị trường cung cấp các sản phẩm này lớn nhất cho EU trong quý I/2021, đạt 4,48 nghìn tấn, trị giá 16,86 triệu Eur (tương đương 20,1 triệu USD), giảm 31,7% về lượng và giảm 18% về tri giá so với cùng kỳ năm 2020.

Việt Nam là thị trường cung cấp nhóm sản phẩm này lớn 5 cho EU trong quý I/2021, đạt 1,49 nghìn tấn, trị giá 9 triệu Eur (tương đương 10,8 triệu USD), giảm 9,6% về lượng, tăng 12,7% về so với cùng kỳ năm 2020. Giá nhập khẩu từ Việt Nam ở mức cao đạt 6.067,1 Eur/tấn, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam giảm 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.

Trong nhóm sản phẩm này, các tháng đầu năm 2021, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu trái chanh leo sang EU với trị giá xuất khẩu chiếm 97,9% tổng trị giá trị xuất khẩu, còn lại là trái mít, mận và me.

Vải thiều là loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường EU. Đầu tháng 6/2021, lô thiều Lục Ngạn đầu tiên của Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu chính ngạch vào EU theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Theo Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển Hà Lan, vải thiều là một loại trái cây đặc sản đang dần phổ biến ở EU, mặc dù mức tiêu thụ bình quân trên đầu người vẫn còn hạn chế.

Tổng quy mô thị trường nhập khẩu trái vải của EU được ước tính vào khoảng 20.000 đến 25.000 tấn hàng năm. Vải thiều phổ biến nhất ở Pháp. Madagascar và Nam Phi là thị trường cung cấp chính vải thiều cho EU vào mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 2). Nguồn cung vải thiều trong mùa hè hạn chế hơn, đặc biệt vẫn còn khoảng trống trong nguồn cung vải tươi từ tháng 3 đến tháng 7 và từ tháng 9 đến tháng 11, đây là những cơ hội đối với trái vải của Việt Nam.

Từ 1/7, bán hàng Việt vào EU qua thương mại điện tử phải nộp thuế VAT

Vải thiều được xuất khẩu sang Eu theo Hiệp định EVFTA

Vải thiều được xuất khẩu sang Eu theo Hiệp định EVFTA

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho hay, theo Chỉ thị của Hội đồng châu Âu, nếu muốn bán hàng trực tuyến vào EU, bất kỳ nhà bán hàng online, sàn giao dịch thương mại điện tử nào đều phải đăng ký kinh doanh ở một nước thành viên EU. Khi tiến hành bán hàng, người bán hoặc sàn giao dịch phải thu thuế VAT theo mức tại nước của người mua. Điều này có nghĩa sàn giao dịch hoặc người bán phải biết thuế VAT của nước khách hàng.

Đối với những món hàng vài chục Euro, thuế VAT tương ứng chỉ mất vài Euro, nhưng phí khai thuế VAT của bưu điện lại lên đến hơn 10 Euro. Nếu tính trên tỷ giá mặt hàng thì rất lớn. Do đó, có nhiều khách hàng từ chối nhận hàng hoặc hoàn trả sản phẩm.

Theo Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương), hiện các giao dịch TMĐT của Việt Nam sang EU còn đang rất sơ khởi. Nhưng tin mừng là các doanh nghiệp Việt Nam đã có những thành công ban đầu khi bắt đầu xây dựng được mô hình kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới của mình tại EU. Vừa qua, 3 tấn vải thiều đầu tiên đã được nhập khẩu sang Đức qua sàn thương mại điện tử Voso. Đây là chương trình hợp tác giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương với Sàn thương mại điện tử Voso và Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) để từng bước phát triển ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Theo quy định của EU, các giao dịch mua bán hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử giữa Việt Nam và EU sắp tới dù vẫn phải trả thuế VAT, nhưng cũng sẽ được miễn thuế nhập khẩu nếu lô hàng giá trị dưới 150 euro. Nhà cung ứng sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hàng hóa của mình trước người tiêu dùng EU, theo các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU.

    Tags:
  • eu
Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.