| Hotline: 0983.970.780

Hoài Nhơn đẩy mạnh xúc tiến đầu tư

Thứ Bảy 25/06/2022 , 16:37 (GMT+7)

Thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) thu hút đầu tư với phương châm ‘Thành công, thịnh vượng của doanh nghiệp, nhà đầu tư' chính là mong muốn của chính quyền địa phương'.

Ngày 25/6, UBND thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư (XTĐT) phía Nam (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tại Đà Nẵng, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2022.

Hoài Nhơn là thị xã duyên hải thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm ngay giữa 2 thành phố lớn là Quy Nhơn và Quảng Ngãi, trung tâm động lực phát triển vùng phía Bắc của tỉnh Bình Định.

Với đường bờ biển dài 24km, 2 cửa biển (Tam Quan và An Dũ), cảng cá Tam Quan đạt chuẩn cảng cá loại II và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng. Thị xã có hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội và giao thông phong phú, đa dạng, các tuyến đường Quốc lộ 1A, đường sắt chạy dọc chiều dài của thị xã với 2 nhà ga đường sắt (Bồng Sơn và Tam Quan).

Ông Phạm Trương, Bí thư-Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Phạm Trương, Bí thư-Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Phạm Trương, Bí thư Thị uỷ-Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn, cho biết địa phương này đã hoàn thành quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu vực đô thị 4 trung tâm: Bồng Sơn, Tam Quan, Hoài Hương, Hoài Thanh Tây.

Giai đoạn 2021-2025, thị xã đang triển khai thực hiện xúc tiến đầu tư 69 dự án, với tổng mức đầu tư hơn 54.623 tỷ đồng, tương ứng sử dụng 2.647,74 ha đất.

Từ năm 2021 đến nay, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư thực hiện 24 dự án đầu tư với tổng mức vốn đầu tư 5.663 tỷ đồng, tương ứng với diện tích trên 124ha.

Tọa đàm tại Hội nghị xúc tiến đầu tư thị xã Hoài Nhơn (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Tọa đàm tại Hội nghị xúc tiến đầu tư thị xã Hoài Nhơn (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

“Trong hơn 10 năm qua, Hoài Nhơn luôn là địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Định với mức tăng trưởng kinh tế (GRDP) hàng năm khá cao, cơ cấu các ngành chuyển biến theo hướng tích cực, bước đầu đạt kết quả thu hút đầu tư tốt. Chúng tôi phấn đấu xây dựng thị xã Hoài Nhơn đạt chuẩn đô thị loại III trước năm 2025 và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trước năm 2035”, ông Phạm Trương nói.

Cũng theo ông Trương, thị xã Hoài Nhơn xác định các trọng điểm và khâu đột phá tập trung vào phát triển sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản, thủy sản, may mặc; phát triển du lịch, thương mại dịch vụ; tạo liên kết chuỗi, kết nối hiệu quả giữa các vùng miền và doanh nghiệp; đầu tư xây dựng hạ tầng, bất động sản và chỉnh trang đô thị.

Chính quyền thị xã Hoài Nhơn tập trung giải pháp đẩy nhanh tiến độ GPMB, thi công công trình, dự án trọng điểm theo phương châm “3 nhanh, 4 đồng hành”. Đó là giải phóng mặt bằng sạch, nhanh; hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư nhanh nhất; giải quyết khó khăn, vướng mắc trước, trong và sau đầu tư theo thẩm quyền nhanh nhất.

Con cá ngừ đại dương tươi trưng bày tại Hội nghị xúc tiến đầu tư thị xã Hoài Nhơn (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Con cá ngừ đại dương tươi trưng bày tại Hội nghị xúc tiến đầu tư thị xã Hoài Nhơn (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

“Với phương châm hành động “Sự thành công, thịnh vượng của doanh nghiệp, nhà đầu tư chính là mong muốn, thành công, thịnh vượng của thị xã Hoài Nhơn” và chủ trương nhất quán “đồng hành, hỗ trợ, lắng nghe và hợp tác và phát triển”, Hoài Nhơn luôn chào đón các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến gắn bó thị xã với các dự án đầu tư. Nâng tầm và vai trò của thị xã đối với tỉnh Bình Định và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, ông Phạm Trương nhấn mạnh.

Hoài Nhơn luôn chủ động đồng hành cùng nhà đầu tư giải quyết khó khăn, vướng mắc, xem khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, chính là khó khăn, vướng mắc của thị xã và tạo điều kiện tối đa để nhà đầu tư tiếp cận các chính sách của Trung ương, của tỉnh, của thị xã về hỗ trợ đầu tư, phát triển trong các lĩnh vực.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thông qua việc thực hiện, thụ hưởng các chính sách của tỉnh về ưu đãi, hỗ trợ thuê đất, đầu tư kết cấu hạ tầng, giải phóng mặt bằng, hồ sơ thủ tục hành chính.

Sản phẩm OCOP trầm hương của thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trưng bày tại Hội nghị xúc tiến đầu tư. Ảnh: V.Đ.T.

Sản phẩm OCOP trầm hương của thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trưng bày tại Hội nghị xúc tiến đầu tư. Ảnh: V.Đ.T.

Hoài Nhơn cũng sẽ thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng các quy định về thủ tục hành chính; tiếp tục rà soát, kiến nghị trung ương, tỉnh điều chỉnh, bổ sung nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần giảm chi phí, thời gian cho nhà đầu tư.

Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tinh thần trách nhiệm cao, chuyên nghiệp, trung thực, kỷ luật, kỷ cương, gương mẫu, tận tụy, lắng nghe, chủ động giải quyết kịp thời các yêu cầu chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư. Sẵn sàng cung ứng đủ lao động, có chất lượng phù hợp hoạt động đầu tư…

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm