| Hotline: 0983.970.780

Hoàng Anh Gia Lai đang vay tiền từ các ngân hàng nào?

Chủ Nhật 20/03/2016 , 10:43 (GMT+7)

Một loạt các ngân hàng như BIDV, VPBank, Sacombank, Eximbank, Lao - Viet Bank, HD Bank, Bắc Á, và Bản Việt đang là những chủ nợ của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.


Trang trại chăn nuôi bò Đắk Giá của HAG. Ảnh: http://www.hagl.com.vn


Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 năm 2015, Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán HAG) kết thúc năm với tổng dư nợ tăng 56% so với năm ngoái, khoảng 32.641 tỉ đồng, chiếm 67,16% vốn của tập đoàn này. Trong số này, 12.792 tỉ đồng là nợ ngắn hạn và hơn 19.848 tỉ đồng là nợ dài hạn.

Mặc dù tin đồn về sự đứt gãy dòng tiền của HAG đã có từ lâu, song báo cáo này gây sốc cho thị trường bởi nó cho thấy những thiệt hại đáng kể do sự gia tăng mạnh về giá vốn hàng hóa và đầu tư cộng với chi phí tài chính do sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn của tập đoàn.

Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 năm 2015 không có chi tiết về các khoản vay nợ ngân hàng của HAG song lần giở lại Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ ngày 30-6-2015, chúng tôi thấy một phần bức tranh vay nợ của tập đoàn tại các ngân hàng. Xin khẳng định đây chưa phải toàn bộ các khoản vay của HAG tại các ngân hàng vào thời điểm hiện nay song chúng tôi tin rằng với tình hình riêng tại tập đoàn và các ngân hàng cũng như bối cảnh kinh tế chung thời gian qua thì sự thay đổi nếu có cũng không quá lớn.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ tại thời điểm ngày 30-6-2015, HAG đang vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hơn 1.500 tỉ đồng, tại Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt hơn 451 tỉ đồng, và tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HD Bank) 119 tỉ đồng. Tổng cộng hơn 2.077 tỉ đồng.

Các khoản vay được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của tập đoàn, chịu lãi suất thả nổi và được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, nhà xưởng văn phòng, máy móc thiết bị, vườn cây cao su và đàn bò của HAG.

Về nợ dài hạn, HAG đã phát hành trái phiếu thường trong nước tổng cộng 7.305 tỉ đồng bán cho các ngân hàng gồm Sacombank, Eximbank, VP Bank, Công ty TNHH một thành viên bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Công ty chứng khoán ngân hàng Á châu (ACBS). Một phần khối lượng trái phiếu này sau đó được sở hữu bởi Ngân hàng TMCP Bắc Á, HDBank và Eximbank.

Tiền thu được được từ các khoản tín dụng này được sử dụng để bổ sung vốn cho các dự án đầu tư của Tập đoàn bao gồm dự án trồng mới và chăm sóc 10.000 ha cao su tại tỉnh Rattanakiri (Campuchia), dự án nhà máy mía đường, nhiệt điện, ethanol và phân vi sinh tại tỉnh Attapeu (Lào), dự án thủy điện Đăk Srong 3A tại huyện Krong Pa tỉnh Gia Lai, dự án thủy điện Nậm Koong 2 tại huyện Phou Vong tỉnh Attapeu (Lào), và tái cấu trúc nợ vay của Tập đoàn.

Các khoản nợ trên được đảm bảo bằng cổ phiếu HAG của Chủ tịch HĐQT công ty, các tài sản của tập đoàn như quyền thuê đất và tài sản gắn liền với đất của một số dự án tại Việt Nam và Lào, quyền sử dụng đất và vườn cây cao su. 

Trái phiếu của HAGL được thu xếp phát hành bởi BIDV và BSC (đồng thu xếp), Công ty chứng khoán Ngân hàng Á châu (ACBS), Công ty chứng khoán Phú Gia, và Công ty chứng khoán VPBS.

Ngoài ra, theo một số nguồn tin khác, chúng tôi được biết HAG cũng có những khoản nợ tại Ngân hàng TMCP Bắc Á, Bản Việt, OCB. Một đại diện của OCB khẳng định ngân hàng mới đây đã thu hết nợ vay tại HAG.

So với thời điểm cuối tháng 6-2015 khối lượng các khoản nợ đến nay đã thay đổi mặc dù ngân hàng cho vay thì không thay đổi. Trong đó, BIDV được cho là chủ nợ lớn nhất của HAG với khoảng 8.000 tỉ đồng, các ngân hàng còn lại đang cho tập đoàn HAG vay  từ hơn 100 tỉ đồng đến 3.000 tỉ đồng.

Theo công văn số 1043 ngày 14-3-2016 giải trình biến động kết quả kinh doanh trên báo cáo tài chính hợp nhất quý 4-2015 gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE), chi phí hoạt động tài chính trong kỳ của HAG tăng 155 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2014, từ 219 tỉ đồng lên 374 tỉ đồng. Lý do là chi phí lãi vay ngân hàng và trái phiếu tăng 123 tỉ đồng so với cùng kỳ 2014, chủ yếu do mở rộng mảng kinh doanh chăn nuôi bò trong năm 2015.

Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng 19 tỉ đồng so với cùng kỳ năm.

Chi phí khác trong kỳ tăng 413 tỉ đồng so với cùng kỳ 2014 (từ 27 tỉ lên 440 tỉ đồng) chủ yếu do tập đoàn đã đóng cửa các mỏ và không khai thác nữa nên đã xóa sổ các khoản đầu tư thiết bị hạ tầng ngành khoáng sản.

 

(TBKTSG Online)

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm