| Hotline: 0983.970.780

Công ty Bò sữa của Hoàng Anh Gia Lai tự ý đắp đập xài nước "chùa"?

Thứ Ba 23/02/2016 , 16:05 (GMT+7)

Nhiều người trồng cà phê ở hạ nguồn suối Ia Châm (huyện Ia Grai, Gia Lai) đã bức xúc tố cáo Công ty cổ phần Bò sữa Tây Nguyên thuộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã tự ý chặn dòng ở thượng nguồn, bơm hết nước để tưới cỏ nuôi bò khiến họ lâm vào cảnh hụt hơi sau vụ thu hoạch.

Theo các nông dân ở xã Ia Tô, vào mùa khô hàng năm, dân đều sử dụng nguồn nước tại suối Ia Châm để tưới cà phê, nguồn nước rất ổn định. Song hiện tại, nước ở suối này đã gần cạn đáy khiến nhiều diện tích cà phê không trổ bông đúng vụ và thê thảm hơn là có nhiều vườn cây đang héo khô.

Theo chân những nông dân đi thực địa, chúng tôi thấy, hiện có nhiều vườn cà phê do không có nước tưới đang héo khô từng ngày. Gia đình nông dân Lê Văn Việt (SN 1973) sở hữu gần 8 sào (8.000m2) cà phê ở thôn 7 xã Ia Tô. Nửa tháng nay, ngày nào ông Việt cũng chực chờ canh nước tưới đợt 2 nhưng đến nay vẫn chưa xong.

Theo nông dân này, với gần 8 sào cà phê, mọi năm chỉ cần tưới một ngày đêm là dứt điểm. Hiện vườn cà phê của ông có một số ít cây do đã được tưới nước đợt 2 đã bung bông.

“Ngày nào tôi cũng ăn chực nằm chờ ở đây để canh nước, cứ tưới được khoảng vài chục phút là nước lại cạn. Nếu những ngày tới, tình hình không cải thiện thì coi như năm nay tiếp tục mất mùa”, người đàn ông này than thở.

16-25-31_nh-cnh-dong-co-cu-cong-ty-co-phn-bo-su-ty-nguyen
Cánh đồng cỏ của Công ty cổ phần Bò sữa Tây Nguyên

Một nông dân khác sở hữu 1ha cà phê nói chen vào, những năm trước, dù trời khô hạn nhưng lượng nước vẫn miễn cưỡng đủ cho dân. “Năm ngoái cà phê mất mùa, mất giá, nông dân chỉ sống lay lắt cầm chừng, thậm chí vay nợ để tái đầu tư. Giờ không có nước tưới để cây đơm hoa, mất mùa là cái chắc rồi. Không biết sang năm chúng tôi sống như thế nào đây”, ông than vãn.

Trước tình trạng bất thường trên, các nông dân đã tiến hành “điều tra” thì phát hiện ở thượng nguồn suối Ia Châm đoạn qua làng O Gia, xã Ia Pếch, lòng suối đã bị ai đó đắp đập chắn ngang khiến lượng nước chảy về phía hạ du giảm mạnh. Người dân cho rằng đó chính là đập do Công ty cổ phần Bò sữa của Hoàng Anh Gia Lai đắp để bơm nước tưới cỏ cho bò ăn.

16-25-31_nh-nhieu-cy-c-phe-dng-chun-bi-no-ho-nhung-heo-u-vi-khong-co-nuoc-tuoi
Nhiều cây cà phê đang chuẩn bị nở hoa nhưng héo úa vì không có nước tưới

“Theo quy định, Công ty cổ phần Bò sữa Tây Nguyên nếu cần sử dụng lượng nước lớn từ 2 con suối trên thì phải có có công văn xin phép địa phương và đương nhiên là phải trả tiền đàng hoàng chứ không thể xài chùa. Huyện chưa có bất kì văn bản nào đồng ý cho công ty sử dụng nguồn nước trên. Không thể vì lợi ích của doanh nghiệp mà để người dân thiệt thòi, chúng tôi sẽ yêu cầu xã báo cáo gấp và có hướng xử lý nhanh chóng đối với vấn đề này”, ông Phan Trung Tường khẳng định.

Làm việc với ông Kiên Lơ - Trưởng thôn O Gia được biết, trạm bơm trên được đắp vào cuối tháng 1. Người ta tiến hành bơm nước nhiều lần vào buổi tối, mỗi lần bơm với thời gian từ 1 đến 2 giờ. “Họ thường bơm nước vào ban đêm, cứ mỗi lần bơm là suối cạn sạch luôn”, ông trưởng thôn khẳng định.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Thạch, quản lý nông trường bò sữa Ia Pếch của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai nói rằng, trước Tết, nông trường đã đắp 1 số đập và lắp hệ thống bơm nước tại khu vực suối Ia Châm đoạn qua làng O Gia.

Tuy nhiên, nông trường mới chỉ bơm nước vài lần vào buổi tối để thử lượng nước như thế nào và hiện nay đã dừng bơm. Nông trường mới chỉ trồng 45ha cỏ, chưa tưới gì nhiều. Do đó, thông tin bà con phía hạ nguồn suối Ia Châm thiếu nước tưới do ảnh hưởng bởi nông trường là vô lý.

Còn theo ông Phan Trung Tường - Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai, đến nay, xã Ia Pếch vẫn chưa có báo cáo cho huyện về việc Công ty cổ phần Bò sữa Tây Nguyên đã tự ý đắp đập ngăn suối Ia Châm và bơm nước tưới cỏ.

Cũng theo ông Tường, Công ty bò sữa này đã đặt máy bơm tại 2 dòng suối Ia Châm và Ia Dáp. Tổng diện tích cây nông nghiệp bị ảnh hưởng về nước tưới trong khu vực này là 1.021ha cà phê và 14ha lúa. Lượng nước tưới của 2 con suối trên chỉ miễn cưỡng đủ phục vụ sản xuất lúa, cà phê trong vùng.

Riêng suối Ia Châm, từ năm 2013 đến nay, vào mùa khô thường không đủ nước cung cấp cho dân tưới cà phê vào đợt 2, đợt 3. Chính vì vậy, huyện đã yêu cầu phía công ty bò sữa không được bơm nước tưới trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4, phải ưu tiên nước phục vụ cây nông nghiệp của nhân dân.

16-25-31_nh-hi-con-dp-v-my-bom-nuoc-tuoi-co-duoc-cho-l-cu-cong-ty-bo-su-ty-nguyen-chn-dong-nuoc-tuoi-khien-nong-dn-lo-do-3
Hai con đập và máy bơm nước tưới cỏ được cho là của Công ty cổ phần Bò sữa Tây Nguyên chặn dòng nước tưới khiến nông dân lao đao

16-25-31_nh-muong-dn-nuoc-tuoi-vo-vuon-c-phe-cu-nong-dn-x-i-to-dng-cn-tro-dy
Mương dẫn nước tưới vào vườn cà phê của nông dân xã Ia Tô đang cạn trơ đáy

16-25-31_nh-suoi-i-chm-don-qu-x-i-to-dng-bi-cn-kho-dn
Suối Ia Châm, đoạn qua xã Ia Tô đang bị cạn khô dần

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.