| Hotline: 0983.970.780

Hoàng Thế Thiện - vị tướng góp phần hồi sinh Campuchia

Thứ Năm 13/06/2019 , 13:10 (GMT+7)

“Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (1922 – 1995) là người có công đầu đối với cách mạng Campuchia. Anh là vị tướng tài năng, đức độ song toàn.

Trong những ngày đầu của cách mạng Campuchia đầy khó khăn, với một khối lượng công việc khổng lồ, anh đã góp phần giúp hồi sinh cả một dân tộc, góp phần xây dựng một đất nước từ con số không đi lên”.

Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ chuyên gia giúp bạn Campuchia lần thứ I. Ảnh tư liệu gia đình.

Đại tá Trịnh Vinh Pha, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia, cựu cán bộ chuyên gia tại Campuchia đã chia sẻ với PV Báo NNVN những kỷ niệm của mình về Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban B68 kiêm Bí thư Đảng ủy Chuyên gia Việt Nam tại Campuchia, Cố vấn cho Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia và những năm tháng công tác tại đất nước Chùa Tháp.
 

Anh em đối địch

Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đã bước sang năm thứ ba với mức độ ngày càng ác liệt. Trong hồi ức, Đại tá Trịnh Vinh Pha vẫn nhớ hàng ngày, những đoàn quân lại vội vã ra trận. Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh chống Mỹ, những vết thương chưa kịp hàn gắn, nước ta lại phải đương đầu với một cuộc chiến tranh do chính những người đã từng là đồng chí, từng là anh em gây ra.

Ngày 3/5/1975, hai ngày sau khi Việt Nam tổ chức Lễ mừng chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Pôn Pốt cho quân đổ bộ lên đảo Phú Quốc thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bị quân và dân ta trừng trị đích đáng, chúng phải rút ngay.

Đến ngày 10/5/1975, Pôn Pốt tiếp tục cho quân đánh chiếm đảo Thổ Chu, cũng thuộc chủ quyền của Việt Nam, bắt đi và thủ tiêu trên 500 dân thường.

Còn ở trong nước, ngày 17/4/1975, Pôn Pốt chiếm được Phnôm Pênh. Hồi ức của ông Trịnh Vinh Pha cho biết: Nhân dân Phnôm Pênh đổ ra đường, chưa kịp vui mừng, reo hò chào đón thì ngay trong phút đầu tiên đã bắt gặp gương mặt lạnh lùng của những người lính “Khơ-me đỏ”. Họ bàng hoàng nghe lệnh: “Tất cả ra khỏi thành phố!”. Đàn ông, đàn bà, già trẻ, sư sãi, nhà giáo, nhà buôn, sinh viên… bị lùa đi như những bầy nô lệ.

Chỉ hơn một tháng sau, ngày 20/5/1975, Pôn Pốt quyết định ba chủ trương lớn: Làm trong sạch nội bộ nhân dân; Xác định Việt Nam là kẻ thù số một, là kẻ thù truyền kiếp; Xây dựng xã hội mới của Campuchia: không chợ, không tiền, không trường học, không bệnh viện, không trí thức, không tôn giáo, không đô thị…

Chủ trương thanh lọc nhân dân Campuchia, Pôn Pốt chỉ cần để lại hai triệu người. Với hai triệu người Campuchia còn lại đó, quân “Khmer đỏ” âm mưu sẽ tiêu diệt 60 triệu người Việt Nam. Thủ lĩnh “Khơ-me đỏ”, với thái độ thù địch, đã ra lệnh: “Một người Campuchia phải giết chết 30 người Việt Nam”.

Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (thứ hai từ phải sang) múa Lâm Thôn cùng các bạn Campuchia. Ảnh tư liệu gia đình.

Đại tá Trịnh Vinh Pha dẫn theo thống kê của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, cho thấy: Với chủ trương thanh lọc, quân diệt chủng Pôn Pốt đã giết hại hơn 2.700.000 người Campuchia trong đó có gần 200 nhà văn, nhà báo; 600 bác sĩ, dược sĩ; 18.000 thầy giáo, giáo sư; hơn 10.000 sinh viên; hơn 1.000 văn nghệ sĩ. Hơn 1.000 trí thức ở nước ngoài về chỉ còn sót lại 85 người. Gần 6.000 trường học, hơn 700 bệnh viện và cơ sở y tế, gần 2.000 ngôi chùa, hơn 100 nhà thờ đạo Thiên Chúa và đạo Hồi bị phá hủy hoặc biến thành nhà kho, thành trại giam.
 

Giá trị của độc lập dân tộc

Để đối phó với những hành vi tàn bạo của quân “Khmer đỏ”, Ban B.68 – cơ quan tham mưu của Bộ Chính trị Trung ương Đảng được thành lập. Thiếu tướng Nguyễn Xuân Hoàng, Viện phó Viện Khoa học Quân sự làm Trưởng ban. Hơn bốn tháng sau, thay mặt Ban Bí thư, ông Lê Đức Thọ - Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã giao nhiệm vụ cho Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, làm Trưởng ban B.68.

Để giúp cách mạng Campuchia, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách đặt ra của bạn, Đại tá Trịnh Vinh Pha nhớ lại, tướng Hoàng Thế Thiện đã quyết định một số việc cần phải làm ngay lúc đó:

Một là, nhanh chóng trong vòng 2 ngày giúp bạn có Quốc kỳ, Quốc huy và phổ lời vào bản nhạc Quốc thiều để có Quốc ca.

Hai là, giúp bạn sắp xếp nhân sự Trung ương và các Ban Cán sự tỉnh.

Ba là thành lập các Đoàn Chuyên gia ở cơ quan Trung ương và các Đoàn Chuyên gia cấp tỉnh.

Bốn là, cử đoàn tiền trạm lên đường đi Phnompenh ngay để cùng đơn vị quân tình nguyện chuẩn bị đón cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Trung ương và Chính phủ bạn về ra mắt nhân dân Campuchia và tổ chức Lễ mừng chiến thắng.

Ông Trịnh Vinh Pha (thứ 4, từ trái sang) thăm lại Campuchia, tháng 3/2019. Ảnh: NVCC.
Cuối tháng 3/2019, Đoàn đại biểu cựu quân tình nguyện, cựu chuyên gia Việt Nam, thân nhân liệt sĩ hy sinh trên chiến trường Campuchia đã sang thăm đất nước Chùa Tháp. Ngài Sim Ka, Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia trong phát biểu chào mừng Đoàn đã khẳng định: “Những thành tựu to lớn của đất nước Campuchia ngày nay không thể tách rời khỏi sự giúp đỡ lớn lao, kịp thời và hiệu quả của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam anh em”.

Trong việc giúp Campuchia xây dựng lực lượng vũ trang, tướng Hoàng Thế Thiện chủ trương huấn luyện lực lượng vu trang được đến đâu thì đưa ngay quân ra chiến đấu để rèn luyện và trưởng thành. Ông nhấn mạnh, có đổ máu hy sinh bạn mới thấy hết giá trị của độc lập dân tộc.

Trong những ngày trên đất nước Chùa Tháp, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, tướng Hoàng Thế Thiện đã đi xuống các địa phương, nhất là xuống tận phum, khum (thôn, xã) để nắm tình hình và trực tiếp chỉ đạo công việc. Ông trăn trở lo cứu đói và chữa bệnh cho nhân dân Campuchia…

Xuống địa phương, ông đã trực tiếp nhìn thấy cảnh từng đoàn người dân Campuchia, vợ chồng, con cái bồng bế nhau, đói khát đi dưới trời nắng như đổ lửa tìm đường về quê. Vị tướng đã trải qua khắp chiến trường Đông Dương xót xa khi thấy những em bé đã chết ngay trên tay người mẹ, bên cạnh bầu vú không một giọt sữa. Ông đã yêu cầu bộ đội tình nguyện và chuyên gia Việt Nam phải tận dụng xe vận tải đưa dân về quê trước khi mùa mưa đến để giảm nhẹ những khó khăn, vất vả cho dân.

Nhờ sự chỉ đạo sâu sát đó, đến cuối năm 1979, chuyên gia Việt Nam đã giúp Campuchia cơ bản xây dựng xong chính quyền từ Trung ương đến tỉnh, huyện, phum, khum, khôi phục lại nền kinh tế bị tàn phá nặng nề và kiệt quệ.

“Thành công của anh Hoàng Thế Thiện chính là công tác tổ chức và lựa chọn nhân sự”, Đại tá Trịnh Vinh Pha tâm sự.

Ông nhắc tới những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Campuchia được tướng Hoàng Thế Thiện lựa chọn 40 năm trước, đã  gắn liền với nhân dân Campuchia: ngài Hun Sen - Thống tướng, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Campuchia; ngài Heng Samrin - Thống tướng, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Campuchia; ngài Bou Thang - Thống tướng, Chủ nhiệm Ủy ban An ninh - Quốc phòng Thượng viện Campuchia; ngài Tea Banh - Thống tướng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia; ngài Chea Sim (1932-2015) - Thống tướng, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia và Chủ tịch Thượng viện Campuchia…

Họ đều là những hạt nhân được tướng Hoàng Thế Thiện phát hiện và xây dựng từ nền móng bộ khung cán bộ lãnh đạo đất nước Campuchia ngay khi đánh bại quân diệt chủng Pôn Pốt.

Đoàn chuyên gia ăn bo bo và mắm kem đón Tết

“Các chuyên gia Việt Nam sang giúp bạn thời gian đầu có nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đi làm chuyên gia nhưng mọi người phải đem theo tiêu chuẩn lương thực, tiền lương của mình để tự lo sinh hoạt.

Tết Nguyên Đán đầu tiên trên đất bạn, Anh và các đồng chí trong Ban B.68 phải ăn bo bo và mắm kem”.

(Đại tá Trịnh Vinh Pha, cựu cán bộ chuyên gia Việt Nam tại Campuchia).

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm