| Hotline: 0983.970.780

Học sinh chưa về TP.HCM có thể học tại địa phương khác

Thứ Năm 16/09/2021 , 19:25 (GMT+7)

Hơn 100.000 học sinh TP.HCM đã về quê tránh dịch, có thể liên hệ Sở GD-ĐT các tỉnh để học trực tiếp tại địa phương hoặc học trực tuyến theo lớp học tại TP.HCM.

Học sinh TP.HCM tham gia học trực tuyến trong thời gian giãn cách. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Học sinh TP.HCM tham gia học trực tuyến trong thời gian giãn cách. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Nguyễn Trí Dũng, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19, ngành giáo dục TP.HCM đã triển khai dạy học trực tuyến trong năm học mới 2021-2022.

Qua khảo sát có hơn 75.000 học sinh gặp khó khăn về thiết bị đường truyền để kết nối giữa gia đình và nhà trường. Qua 10 ngày triển khai dạy học trực tuyến, hiện có khoảng 40.000 em khó khăn trong triển khai học trực tuyến.

"Ngành giáo dục TP.HCM nhận được sự hỗ trợ của lãnh đạo các cấp chính quyền, mạnh thường quân để đảm bảo cho học sinh dừng đến trường, nhưng không dừng việc học tập. Bên cạnh đó, nhà trường đã triển khai nhiều chương trình để giảm tối thiểu các trường hợp các em gặp khó khăn trong việc học online", ông Dũng nói.

Đối với 40.000 học sinh còn khó khăn, ông Dũng cho biết, bằng chương trình của Chính phủ, của Bộ GD-ĐT, của Sở GD-ĐT TP.HCM và các quận, huyện, trong tương lai gần, các em sẽ được đảm bảo trang thiết bị. "Nhưng, không vì chờ đợi các chương trình đó mà ngành giáo dục TP đang nỗ lực để các học sinh không có trang thiết bị vẫn đảm bảo được tiếp cận chương trình học qua đài truyền hình, từ hỗ trợ chuyên môn của giáo viên chủ nhiệm, nhà trường thì các em học sinh này vẫn tiếp cận được với chương trình học một cách tốt nhất", ông Dũng cho hay.

Liên quan đến việc ngành GD-ĐT TP.HCM có thí điểm mở lại các trường học tại các quận huyện như Cần Giờ, Củ Chi và Quận 7 hay không, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Dương Trí Dũng cho biết, cũng như các ngành nghề khác của TP.HCM, ngành GD-ĐT xác định, tiêu chí an toàn cho các đối tượng tham gia từ học sinh, giáo viên cho đến các đối tượng liên quan tới ngành là trên hết.

Vì vậy, song song với các ngành nghề, Sở GD-ĐT TP.HCM đã xây dựng Bộ tiêu chí an toàn và đã trình lên UBND TP.HCM xem xét và thông qua.

"Sở sẽ căn cứ vào các điểm, các địa phương đã được công nhận là an toàn để tận dụng thời gian đảm bảo an toàn để triển khai chương trình giáo dục trực tiếp cho học sinh. Để học sinh có thể tiếp cận được chương trình một cách tốt nhất", ông Dũng khẳng định.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Dương Trí Dũng cũng cho biết thêm, trước việc hơn 100.000 học sinh ở TP.HCM đã về quê tránh dịch, học trực tuyến nhưng không hiệu quả, Bộ GD-ĐT đã có chủ trương và TP.HCM cũng đã có chỉ đạo về vấn đề này.

"Học sinh TP.HCM chưa thể về Thành phố học thì có thể liên hệ với Sở GD-ĐT các tỉnh để học trực tiếp tại địa phương hoặc học trực tuyến với các đơn vị tại TP.HCM. Khi học sinh về TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM sẵn sàng nhận lại các em để học trực tiếp hoặc trực tuyến", ông Dũng thông tin.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.