| Hotline: 0983.970.780

Hồi sinh rừng Hà Tĩnh sau vụ cháy lịch sử

Thứ Bảy 05/12/2020 , 08:34 (GMT+7)

8 tháng sau vụ cháy hàng chục nghìn cây thông, keo và bạch đàn trên núi Hồng Lĩnh, nhà chức trách đã chi hàng tỷ đồng để tái tạo lại 52 ha rừng.

Cuối tháng 6/2019, núi Hồng Lĩnh xảy ra vụ cháy do sự bất cẩn của người dân khi đốt rác. Nhà chức trách phải huy động hàng nghìn người tham gia dập lửa suốt 3 ngày. Đây là vụ cháy rừng lớn nhất Hà Tĩnh từ trước tới nay, khiến 52 ha rừng thông và keo, bạch đàn bị thiêu rụi, hơn 35.000 cây thông, keo và bạch bị chết, tổng thiệt hại 3,2 tỷ đồng.

Cuối năm 2019, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định chi hơn 2 tỷ đồng để phục hồi lại 52 ha rừng bị cháy trên núi Hồng Lĩnh. Trong đó, hơn 1,3 tỷ đồng dùng để mua cây giống trồng mới và chăm sóc rừng trong năm 2020. Số tiền còn lại để chăm sóc rừng trong 3 năm tiếp theo.

Đầu tháng 1 đến nay, Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đã bắt đầu trồng mới rừng trên núi Hồng Lĩnh, thuộc khu vực các xã Xuân Hồng và thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân). Cây trồng chủ yếu là keo tràm và thông.

Cây giống được mua về tập kết tại Trạm quản lý bảo vệ rừng ở xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân). Đầu giờ sáng mỗi ngày, xe cải tiến chở cây giống cùng công nhân đi trồng rừng. Nhà chức trách lên kế hoạch trồng khoảng 10 vạn cây thông và keo tràm để "hồi sinh" núi Hồng Lĩnh.

Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh thuê khoảng 50 người tham gia trồng rừng và phát quang theo hình thức khoán, tiền công 220.000 đồng đến 250.000 đồng/ngày.

Người tham gia trồng rừng chủ yếu là phụ nữ và đàn ông trung niên. Từ sáng sớm, họ mang theo cuốc, đi xe máy vượt hàng chục km từ nhà đến chân núi Hồng Lĩnh. Sau đó tiếp tục đi bộ, men theo các triền dốc đi lên sườn núi để đào hố.

Nhiều khoảnh rừng vẫn còn các bụi cây rậm và thực bì dày còn sót lại sau vụ cháy, công nhân phải phát quang trước khi đào hố.

Công nhân đào hố trồng cây tập trung theo từng nhóm khoảng 8 đến 10 người. Họ đào tuần tự từ dưới chân núi cho đến khi lên đến đỉnh.

"Trong ba tháng liên tiếp, tôi thức dậy lúc 3h30 nấu cơm ăn rồi đi trồng rừng, mỗi ngày làm khoảng 8 tiếng", bà Phạm Thị Hường (48 tuổi, trú huyện Hương Khê), nói.

Theo ông Trần Văn Tri (70 tuổi, trú huyện Hương Khê), do địa hình núi Hồng Lĩnh dốc cao, nhiều đá, nên việc đào hố cực kỳ khó và vất vả. Những lúc trời nắng to làm việc rất mất sức.

"Chúng tôi thường nhắc nhau phải cẩn thận kẻo vị vấp ngã dễ gây tai nạn. Từ hôm đi làm tới giờ cũng có một vài người bị ngã, rất may vết thương không nghiêm trọng", ông Tri cho hay.

Hố trồng cây rộng 40 cm, sâu 35 cm. Mỗi ngày, một công nhân đào được 50 hố, trồng 50 cây.

Theo công nhân, dù phải trèo dốc núi, hồ hôi nhiều lúc vã ra như tắm vì trời nắng nóng, song khi thấy chồi non của rừng ngày một lên xanh tốt ai cũng thấy vui.

Các công nhân luân phiên nhau đào hố và trồng cây giống. Khoảng cách giữa các cây là 2,2 m đến 2,9 m, trồng theo luồng xen kẽ, cứ một luồng 8 hàng keo, sẽ tiếp nối một luồng 10 hàng thông.

Việc trồng phân luồng theo đường băng xen kẽ giúp ngăn chặn dịch sâu róm phá hại cây giống, khi xảy ra hỏa hoạn sẽ dễ xử lý.

Nhiều em nhỏ tranh thủ ngày nghỉ học cũng lên núi Hồng Lĩnh phụ giúp bố mẹ, kiếm thêm tiền trang trải.

Nhiều cây keo, cây thông cao khoảng 30 cm được trồng mới phát triển tốt và đâm chồi bên cạnh những gốc cây lớn đã bị đốn hạ sau vụ cháy hồi tháng 6/2019.

Đến tháng 6/2020, toàn bộ diện tích 52 ha rừng bị cháy trên núi Hồng Lĩnh đã được trồng mới, cây con đã mọc lên được từ 40-60 cm.

Dãy núi  Hồng Lĩnh nằm giữa địa phận thị xã Hồng Lĩnh và ba huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), diện tích 9.707 ha, được phân theo quy hoạch 3 loại rừng gồm rừng tự nhiên, phòng hộ và sản xuất. Tính đa dạng sinh học trong rừng tương đối cao. Thực vật tại rừng có 559 loài thuộc 466 chi, 105 họ. Động vật có 657 loài, 171 họ và 47 bộ.

Trồng rừng giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu

Trồng rừng giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu

Kiên Giang Trong giai đoạn 1, J&T Express tổ chức trồng mới 15.000 cây tràm, giúp mở rộng thêm 1ha rừng tràm ngập phèn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng – Kiên Giang.

Huyện Đồng Hỷ trồng mới gần 820ha rừng tập trung

Huyện Đồng Hỷ trồng mới gần 820ha rừng tập trung

Tính đến đầu tháng 11, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã trồng mới được gần 820ha rừng tập trung, vượt gần 220ha tương đương 36,6% so với kế hoạch năm 2024.

20 năm bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái rừng

20 năm bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái rừng

Đồng Nai 20 năm qua, Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai thực hiện thành công sứ mệnh bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị sinh thái, văn hóa, di tích lịch sử.

C.P. Việt Nam bàn giao dự án phục hồi 17 ha rừng tràm tỉnh Long An

C.P. Việt Nam bàn giao dự án phục hồi 17 ha rừng tràm tỉnh Long An

Dự án 'Trồng và phục hồi 17 hecta rừng tràm đặc dụng với 340.000 cây tràm' tại huyện Tân Hưng, Long An vừa được C.P. Việt Nam bàn giao sau khi phục hồi.

Trồng hơn 1.000 cây xanh xung quanh ngọn núi cao nhất Huế

Trồng hơn 1.000 cây xanh xung quanh ngọn núi cao nhất Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Hơn 1.000 cây xanh các loại sẽ được trồng từ chân lên đỉnh núi Kim Phụng với mục đích tạo các mảng rừng nhiều sắc màu từ hoa và lá cây rừng theo tuyến đường.

Xây dựng vườn ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp

Xây dựng vườn ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp

QUẢNG TRỊ Các vườn ươm cải tiến cung cấp 1,8 triệu cây giống lâm nghiệp chất lượng cao cho trồng rừng bền vững gắn với thực hiện chứng chỉ rừng vùng nguyên liệu.

Xem thêm