| Hotline: 0983.970.780

20 năm bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái rừng

Thứ Năm 28/11/2024 , 15:59 (GMT+7)

Đồng Nai 20 năm qua, Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai thực hiện thành công sứ mệnh bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị sinh thái, văn hóa, di tích lịch sử.

Ông Hồ Thanh Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai trao tặng bằng khen cho tập thể, cá nhân cán bộ công nhân viên Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Hồ Thanh Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai trao tặng bằng khen cho tập thể, cá nhân cán bộ công nhân viên Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ngày 28/11, Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai kỷ niệm 20 năm thành lập (28/11/2004-28/11/2024).

Năm 1997, Đồng Nai là tỉnh tiên phong thực hiện việc “đóng cửa rừng tự nhiên” và có quyết tâm cao trong việc hình thành một vùng bảo tồn thiên nhiên rộng lớn và liền kề với diện tích hơn 150.000ha rừng tự nhiên.

Kể từ năm 2004, Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai được thành lập với chức năng bảo vệ nguyên vẹn diện tích rừng hiện còn, khôi phục và tiếp tục làm giàu rừng, bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử cách mạng, bảo vệ môi trường và vùng nước đầu nguồn, phát huy giá trị vùng đất ngập nước nội địa hồ Trị An và hạ lưu sông Đồng Nai phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế và bảo vệ môi trường của Đồng Nai và cả vùng Đông Nam bộ.

Ông Nguyễn Hòa Hảo, Giám đốc Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (gọi tắt là Khu bảo tồn - PV) cho biết, trong suốt 20 năm hình thành và phát triển, Khu bảo tồn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện, đầu tư vốn ngân sách và một số nguồn tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, Khu bảo tồn đã đạt được nhiều thành quả trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn giá trị đa dạng sinh học, cũng như phát huy các giá trị sinh thái, văn hóa - lịch sử như hiện nay.

Bên cạnh đó, còn thực hiện tốt các hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái, góp phần cùng chính quyền địa phương hỗ trợ phát triển tạo sinh kế cho người dân trong vùng đệm và vùng lõi của Khu bảo tồn.

"20 năm không chỉ là một con số, mà còn là một hành trình dài đầy nhiệt huyết, gắn bó và sự hy sinh, nỗ lực không ngừng nghỉ. Đây cũng là thời điểm quan trọng để chúng ta cùng tri ân, tôn vinh những đóng góp to lớn của bao thế hệ cán bộ lãnh đạo, viên chức, người lao động và các tổ chức, cá nhân đã cùng chung tay bảo vệ và phát triển Khu bảo tồn", ông Nguyễn Hòa Hảo nói.

Suốt 20 năm qua, Khu bảo tồn đã thực hiện thành công sứ mệnh bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị sinh thái, văn hóa và Di tích lịch sử. Với hệ sinh thái phong phú, nơi đây không chỉ là ngôi nhà của hàng trăm loài động thực vật quý hiếm mà còn là một "viên ngọc xanh" giữa lòng Đông Nam bộ, giữ vai trò thiết yếu trong cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn nước và môi trường sống cho người dân quanh vùng.

Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ kỷ niệm, ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của tập thể lãnh đạo, viên chức, người lao động Khu bảo tồn qua các thời kỳ và đạt được nhiều thành quả quan trọng về công tác bảo vệ, bảo tồn cũng như phát triển.

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, ngày 29/6/2011, Khu bảo tồn cùng với Vườn Quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là “Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai”. Đây là mô hình về bảo tồn đa mục đích phát triển bền vững, hài hòa giữa con người và thiên nhiên hướng tới mục tiêu “bảo tồn cho phát triển - phát triển để bảo tồn”.

Để Khu bảo tồn tiếp tục thực hiện các chức năng, nhiệm vụ để bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng theo hướng ngày càng bền vững trong thời gian tới, ông Võ Văn Phi đề nghị Khu bảo tồn cần làm tốt công tác quản lý, đào tạo tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ viên chức.

Bên cạnh đó tập trung xây dựng các Đề án, dự án, đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ tài nguyên rừng bền vững.

Ông Nguyễn Hòa Hảo, Giám đốc Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, trao giấy khen cho 12 hộ dân tiêu biểu tích cực tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Nguyễn Hòa Hảo, Giám đốc Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, trao giấy khen cho 12 hộ dân tiêu biểu tích cực tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thường xuyên trao đổi, liên hệ với các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế để hợp tác, liên kết triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, chương trình, dự án về bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển rừng, bảo vệ môi trường Khu bảo tồn.

Đổi mới về nội dung và hình thức hướng tới người dân chính là tuyên truyền viên trong công tác bảo vệ môi trường. Tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm cho cộng đồng dân cư các ấp, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần.

Đặc biệt, Khu bảo tồn cần triển khai thực hiện tốt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đến năm 2030.

Xem thêm
Giá lợn giống tăng chóng mặt, gần 3 triệu đồng/con

Giá heo hơi tăng cao kéo theo cơn sốt giá heo giống, đẩy chi phí đầu tư của người chăn nuôi lên mức kỷ lục, gần 3 triệu đồng một con.

Thành lập đoàn kiểm tra phòng, chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi

BÌNH THUẬN Tỉnh Bình Thuận thành lập các đoàn công tác tổ chức kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi trên địa bàn.

Nắng nóng làm gia tăng diện tích lúa nhiễm bệnh

VĨNH LONG Trong tuần qua, tình hình sâu bệnh trên lúa ở Vĩnh Long diễn biến phức tạp với tổng diện tích nhiễm 671ha, tăng 124ha so với tuần trước.  

Tuyến trùng và nấm Fusarium sp: Mối đe dọa thầm lặng đối với cây trồng

Tuyến trùng là đối tượng gây hại thầm lặng rất nguy hiểm, chúng xâm nhập vào rễ, ức chế sự phát triển của cây trồng.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Lựa chọn máy móc, thiết bị phù hợp để cơ giới hóa hiệu quả

Sáng 14/3, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM phối hợp Hiệp hội Nông nghiệp Đức tổ chức Hội thảo 'Cơ giới hóa nông nghiệp xanh và bền vững' trong khuôn khổ AGRITECHINCA ASIA Vietnam 2025.

Đà Nẵng đã xử phạt 33 tàu cá vi phạm khai thác IUU

Từ tháng 10/2023 đến nay, TP. Đà Nẵng đã xử phạt 33 tàu cá với tổng số tiền là 789 triệu đồng. Hiện ngành chức năng đang tiếp tục xác minh, xử lý 12 tàu nữa.