| Hotline: 0983.970.780

Trồng rừng giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ Bảy 07/12/2024 , 08:31 (GMT+7)

Kiên Giang Trong giai đoạn 1, J&T Express tổ chức trồng mới 15.000 cây tràm, giúp mở rộng thêm 1ha rừng tràm ngập phèn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng – Kiên Giang.

Mỗi cây tràm nội (tràm cừ) trồng mới là một sự chung sức nỗ lực của J&T Express để kiến tạo mảng xanh hướng đến phát triển bền vững. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mỗi cây tràm nội (tràm cừ) trồng mới là một sự chung sức nỗ lực của J&T Express để kiến tạo mảng xanh hướng đến phát triển bền vững. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhằm hướng đến mục tiêu quốc gia về việc giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới net zero vào năm 2050, góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, mới đây J&T Express phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện chương trình “Kiến tạo tương lai - J&T Express chung sức dự án trồng 1 tỷ cây xanh” tại Vườn quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.

Đây được xem là hành động thiết thực khi doanh nghiệp chung sức với đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh" do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hướng đến mục tiêu lớn và dài hạn của quốc gia.

Theo đó, trong giai đoạn 1, J&T Express đã tổ chức trồng mới 15.000 cây tràm nội (tràm cừ), giúp mở rộng thêm 1ha rừng tràm ngập phèn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Sau đó, thương hiệu sẽ phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường theo dõi và chăm sóc rừng tràm mới trồng trong 3 năm để đảm bảo cây được sinh trưởng và phát triển tốt.

Thông qua hoạt động, J&T Express mong muốn góp phần chung tay trong hoạt động thiết thực nâng cao độ che phủ của rừng, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hình thành lá phổi xanh cho Việt Nam cũng như khôi phục hệ sinh thái rừng tràm cừ trên đất ngập phèn ở ĐBSCL, tôn tạo khu di tích lịch sử U Minh mang lại bầu không khí sạch, tạo nên lá phổi xanh cho môi trường.

​​Ông Đoàn Trường Giang, Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường, (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: “Để ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu có nhiều cách. Trong đó, trồng cây bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù như tại Vườn quốc gia U Minh Thượng là điều cấp thiết. Chúng tôi đánh giá cao tinh thần hợp tác của J&T Express và Vườn quốc gia U Minh Thượng trong việc trồng và phát triển thêm rừng tràm, giúp phục hồi, bảo vệ hệ sinh thái rừng đầm lầy than bùn, trước sự sụt giảm và hao hụt do biến đổi khí hậu và thảm họa cháy rừng trong quá khứ gây ra”.

Cây tràm nội (tràm cừ) là loài cây có sức sống mãnh liệt, phù hợp thổ nhưỡng đất ngập phèn và điều kiện thời tiết tại Vườn quốc gia U Minh Thượng. Ngoài ra, cây tràm nội có khả năng chống xói mòn và hấp thụ lượng CO2e tốt hơn nhiều loại cây trồng khác.

Theo Ban thư ký Công ước Ramsar, khả năng hấp thụ CO2 ở các khu vực đất ngập nước có thể cao gấp 55 lần rừng nhiệt đới. Trong đó, cây tràm có khả năng hấp thụ CO2 từ 200 tấn/hecta (đối với cây dưới 10 năm tuổi) đến 270 tấn/hecta (đối với cây trên 10 năm tuổi). Các chuyên gia cũng dự tính, 1ha rừng tràm được trồng mới, trong tương lai sẽ góp phần “khoá" 120 tấn CO2e sau 5 năm và 240 tấn CO2e sau 10 năm. Con số này được đánh giá dựa trên kết quả của các nghiên cứu về sinh khối, khả năng hấp thụ carbon và lượng hấp thụ CO2e của các loài cây do trung tâm tổng hợp và thực hiện.

Quang cảnh diện tích rừng tràm vừa được J&T Express chung sức gieo trồng tại Vườn quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Quang cảnh diện tích rừng tràm vừa được J&T Express chung sức gieo trồng tại Vườn quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đại diện J&T Express, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc chiến lược J&T Express Việt Nam chia sẻ: J&T Express luôn cam kết mang đến giá trị tốt đẹp nhất cho khách hàng và cộng đồng thông qua chất lượng dịch vụ cùng những nỗ lực “xanh hóa” trong hoạt động kinh doanh thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội trước những vấn đề chung của đất nước và môi trường.

Ngoài ra, J&T Express cũng đã tổ chức các buổi gặp gỡ, thăm hỏi và tặng quà cho những cư dân trong vùng và thành viên Ban Quản lý đang thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ Vườn quốc gia U Minh Thượng. Việc làm nghĩa tình cho thấy tinh thần trách nhiệm và sự trân trọng của thương hiệu dành cho những cán bộ, cư dân đang làm nhiệm vụ chăm dưỡng mầm xanh tại khu rừng ngập phèn thuộc vùng đất xa xôi tận cùng phía Tây Nam của Tổ quốc.

Vườn Quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang là nơi đầu tiên trên đất than bùn trong khu vực trở thành Vườn Di sản ASEAN thứ 5 của Việt Nam vào năm 2012. Bốn năm sau, nơi này được công nhận là khu Ramsarthứ 2.228 trên thế giới và thứ 8 tại Việt Nam.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.