| Hotline: 0983.970.780

Hơn 200 học sinh nghỉ học phản đối sáp nhập trường

Thứ Tư 09/09/2015 , 07:40 (GMT+7)

Từ ngày 3-7/9, hàng trăm người dân đã tụ tập chật kín tại trụ sở UBND xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) để phản đối việc sáp nhập trường THCS Nghi Thiết với trường THCS Nghi Tiến.

Theo đề án sáp nhập của ngành giáo dục Nghệ An từ năm 2008, ngôi trường mới sẽ được lấy tên là trường THCS Tiến Thiết.

Được biết, trong trường hợp tiến hành sát nhập hai trường làm một thì tất cả học sinh của THCS Nghi Thiết sẽ phải chuyển sang học tại địa bàn xã Nghi Tiến. Thế nhưng, chủ trương này vấp phải làn sóng phản ứng mạnh mẽ của rất nhiều người.

Ông Đấu (trú tại xóm Bắn, xã Nghi Thiết) bức xúc: “Việc sáp nhập là không cần thiết, thứ nhất là cơ sở vật chất ở trường cũ vẫn đáp ứng được yêu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Hơn nữa, tổng số học sinh ở Nghi Thiết trên 300 em, gấp rưỡi số học sinh của trường Nghi Tiến, giờ chuyển sang chắc chắn sẽ có nhiều xáo trộn”.

Được biết, tổng số học sinh THCS của hai xã Nghi Thiết và Nghi Tiến là 530 em, trong đó xã Nghi Thiết có 320 em, thế nhưng Ngày khai giảng năm học mới (5/9) chỉ có 116 em đến tham dự, còn trong buổi học đầu tiên (7/9) thì chỉ có 91 em.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.