| Hotline: 0983.970.780

Hơn 5.800 tỷ đồng xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị

Thứ Ba 21/12/2021 , 19:32 (GMT+7)

QUẢNG TRỊ Dự kiến quy mô đầu tư Cảng hàng không Quảng Trị gồm 2 giai đoạn, với tổng mức kinh phí hơn 5.800 tỷ đồng, theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Cảng hàng không Quảng Trị sẽ được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Cảng hàng không Quảng Trị sẽ được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 2148/QĐ-TTg ngày 20/12/2021 về chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không(CHK) Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Theo đó, CHK Quảng Trị được xây dựng tại các xã Gio Quang, xã Gio Hải và xã Gio Mai,  huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị với mục tiêu đầu tư xây dựng CHK Quảng Trị nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải đường hàng không ngày càng tăng cao, góp phần thúc đẩy phát triển chính trị, kinh tế, xã hội; đồng thời đảm bảo tính cơ động cao trong việc phòng thủ, cũng như trong công tác cứu hộ, cứu nạn; đảm bảo quốc phòng - an ninh của khu vực Trung bộ nói chung và của tỉnh Quảng Trị nói riêng; phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải.

Quy mô dự án theo quy hoạch: cấp sân bay 4C (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp II. Công suất theo quy hoạch là 01 triệu hành khách/năm và 3.100 tấn hàng hóa/năm. Loại tàu bay khai thác code C hoặc tương đương. CHK có 05 vị trí đỗ tàu bay code C (có khả năng đỗ tàu bay code E).

Dự kiến quy mô đầu tư gồm 2 giai đoạn, với tổng mức đầu tư dự kiến là 5.822,9 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 1: xây dựng các công trình cơ bản của CHK Quảng Trị đạt tiêu chuẩn CHK cấp 4C và sân bay quân sự cấp II theo quy hoạch và đạt công suất theo dự báo khai thác của CHK đạt khoảng 2,2 triệu hành khách/năm vào năm 2046 và khoảng 5.600 tấn hàng hóa vào năm 2042.

Giai đoạn 2: đầu tư hạ tầng khu phục vụ mặt đất tại cảng hàng không năm 2029; mở rộng nhà ga hành khách năm 2047 đảm bảo khai thác đến 5 triệu hành khách; mở rộng nhà ga hàng hóa đợt 1 năm 2043 với công suất khai thác khoảng 13.700 tấn/năm, đợt 2 năm 2059 với công suất khai thác khoảng 25.500 tấn/năm.

Đồng thời, xây dựng các văn phòng cơ quan nhà nước và các công trình dịch vụ hàng không và phi hàng không phù hợp với quy hoạch.

Dự kiến thời gian thực hiện dự án là 50 năm. Thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn là 47 năm 4 tháng.

Xem thêm
Phó Thủ tướng sẽ sang Hoa Kỳ, tháo gỡ vướng mắc về thuế đối ứng

Thứ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ điều này và nhấn mạnh Việt Nam sẽ cung cấp cho phía Hoa Kỳ thông tin về những nỗ lực trong việc cân bằng thương mại hai chiều.

Cùng sinh viên kiến tạo con đường nông nghiệp hạnh phúc

THÁI NGUYÊN Ngày 2/4, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã ký kết hợp tác toàn diện với Tập đoàn Tân Long với nhiều nội dung nội dung quan trọng, hỗ trợ sinh viên phát triển.

VRG ký kết hợp tác với Becamex và VSIP trên nhiều lĩnh vực

VRG vừa cùng Becamex, VSIP ký thỏa thuận hợp tác ba bên phát triển các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, năng lượng sạch... trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.

Bình luận mới nhất