| Hotline: 0983.970.780

Hưởng lợi từ SX rau VietGAP

Thứ Sáu 29/11/2013 , 12:33 (GMT+7)

SX rau an toàn theo mô hình VietGAP được BQL Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Gia Lai (ACP Gia Lai) triển khai tại xã An Phú (TP Pleiku) với số vốn đầu tư hơn 300 triệu đồng.

SX rau an toàn theo mô hình VietGAP được BQL Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Gia Lai (ACP Gia Lai) triển khai tại xã An Phú (TP Pleiku) với số vốn đầu tư hơn 300 triệu đồng.

Từ năm 2009 đến nay, có 25 hộ trên địa bàn xã đăng ký tham gia phát triển mô hình với diện tích 5,4 ha. Sau 4 năm phát triển đã thu hoạch được hơn 3.500 tấn rau các loại, phục vụ nhu cầu ở TP Pleiku và các vùng lân cận.

Để mô hình rau VietGAP đi vào ổn định và phát triển, xã An Phú đã phối hợp với các Cty nông nghiệp thường xuyên mở các lớp hội thảo, tập huấn cho nông dân trong việc áp dụng KHKT vào SX, không sử dụng phân chuồng, không lạm dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học mà chỉ sử dụng phân chuồng được ủ hoai mục, phân vi sinh, thuốc BVTV sinh học.


Vườn rau VietGAP ở xã An Phú

Gia đình ông Đỗ Thanh Thú, thôn 7, xã An Phú là một trong những hộ tiêu biểu đi đầu áp dụng KHKT. Vườn rau của ông chuyên trồng các loại như cải, cà chua, dưa leo, bí nụ, khổ qua… Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu lãi 50 - 70 triệu đồng, cao hơn 30% so với cách làm trước đây.

Đặc biệt, thời gian cách ly sau khi bón phân, phun thuốc 10 - 15 ngày mới thu hoạch nên chất lượng rau đảm bảo. Nhờ nguồn thu ấy, cuộc sống của gia đình ông đã ổn định hơn so với trước.

Ông Thú cho biết: “Từ khi tham gia mô hình, được BQL dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh hỗ trợ một phần vốn, gia đình đã đầu tư phân bón, vật tư và kỹ thuật để chăm sóc. Làm rau VietGAP với rau thông thường nói chung không có gì khác nhau nhiều, cũng thuốc trừ sâu, phân bón nhưng phải tuân thủ theo thời gian cách ly, sử dụng thuốc cho đúng cách, quản lý dịch hại, sâu bệnh cho đúng lúc… từ đó tiết kiệm được chi phí, sản phẩm được giá hơn”.

Sau khi được Phòng Kinh tế TP Pleiku chọn làm hộ thí điểm trồng rau VietGAP, gia đình ông Nguyễn Đình Tánh đã được cán bộ khuyến nông tập huấn kỹ thuật SX, hỗ trợ phân bón vô cơ cùng các loại giống rau. Với diện tích gieo trồng hơn 2 ha, ông đã có nguồn thu nhập ổn định hơn so với SX theo hướng truyền thống, năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn.

Mô hình SX rau an toàn không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà quan trọng hơn là tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người nông dân.

Ông Tánh cho biết: “Làm theo hướng SX VietGAP, những cây rau bị sâu bệnh thì chỉ dùng công để cắt tỉa bỏ đi, hạn chế bơm thuốc sâu. Điều này cũng giúp giảm được chi phí, đảm bảo sức khỏe của người lao động. Hiệu quả của rau VietGAP rất đạt so với làm rau đại trà”.

Anh Nguyễn Phi Khanh, cán bộ khuyến nông xã An Phú cho biết: “Phương hướng của xã trong thời gian tới là mong chính quyền các cấp tạo điều kiện về vốn, hỗ trợ kỹ thuật để tuyên truyền, phổ biến cho nông dân hiểu về chương trình VietGAP, nghiên cứu tìm đầu ra cho sản phẩm. Về phía địa phương sẽ thường xuyên tuyên truyền, vận động nông dân tham gia mô hình này nhiều hơn nữa”.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Tăng diện tích giống cực ngắn ngày cho vụ hè thu

Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương phía Bắc tăng diện tích giống cực ngắn ngày cho vụ hè thu trước bối cảnh nắng nóng gay gắt của năm 2024.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.