| Hotline: 0983.970.780

Huyện An Dương đạt chuẩn nông thôn mới

Thứ Bảy 19/11/2022 , 10:55 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Ngày 18/11, UBND huyện An Dương, thành phố Hải Phòng tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

An Dương là huyện thứ 3 của TP Hải Phòng công bố đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Đinh Mười.

An Dương là huyện thứ 3 của TP Hải Phòng công bố đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Đinh Mười.

Đây là huyện thứ 3 của TP Hải Phòng công bố đạt chuẩn NTM và sự kiện này diễn ra sau hơn 4 tháng, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận.

Trong 10 năm qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, với cách làm sáng tạo, đột phá, huyện An Dương đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, toàn diện.

Thông qua chương trình, bộ mặt nông thôn khởi khắc, thay đổi rõ nét, từng bước gắn phát triển toàn diện nông thôn với cơ cấu lại và đổi mới mô hình tăng trưởng ngành nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tạo nền tảng ổn định chính trị - xã hội.

Ông Phạm Việt Hùng – Chủ tịch UBND huyện An Dương cho biết, chương trình NTM tại huyện An Dương đã thắng lợi toàn diện trên các mặt. Nếu thu nhập bình quân đầu người năm 2011 mới đạt 26,4 triệu đồng nhưng đến nay đã đạt trên 58 triệu đồng, tăng 2,2 lần, còn tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4,58 % xuống còn 0,2 %.

Bộ mặt nông thôn tại xã Đồng Thái, huyện An Dương đã có nhiều thay đổi tích cực nhờ chương trình NTM. Ảnh: Đinh Mười.

Bộ mặt nông thôn tại xã Đồng Thái, huyện An Dương đã có nhiều thay đổi tích cực nhờ chương trình NTM. Ảnh: Đinh Mười.

Trong 10 năm, toàn huyện đã cải tạo, nâng cấp được trên 325,15 km đường giao thông với tổng kinh phí trên 838 tỷ đồng. Đến nay, 100% các tuyến đường trục xã, liên xã, liên thôn và đường thôn, đường ngõ xóm trên địa bàn đã được trải thảm nhựa, bê tông khang trang.

Đối với sản xuất nông nghiệp, huyện An Dương đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo 20 trạm bơm điện, nạo vét trên 70 km kênh trục chính, cứng hóa 85,3 km kênh sau trạm bơm và xây dựng nâng cấp, cải tạo các cống điều tiết.

Nếu như giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2011 chỉ đạt 830 tỷ đồng thì đến nay đã vượt mức 978 tỷ đồng và toàn huyện đã có 130 cánh đồng cho thu nhập từ 160 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm.

“Kết quả xây dựng NTM đã làm thay đổi một cách căn bản, rõ nét, toàn diện bộ mặt nông thôn, cơ cấu kinh tế của địa phương đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh. Bên cạnh đó, các lĩnh vực Văn hóa - xã hội phát triển, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất của người dân nông thôn được nâng cao rõ rệt”, ông Hùng khẳng định.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.