| Hotline: 0983.970.780

Huyện Con Cuông nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép

Thứ Sáu 17/02/2023 , 08:11 (GMT+7)

Thông điệp “nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép” đã lan tỏa rộng khắp trên địa bàn huyện Con Cuông với nhiều tín hiệu tích cực.

Chủ tịch UBND huyện Con Cuông, ông Hoàng Sỹ Kiện nhấn mạnh vài trò của của Chương trình 'nói không với sử dụng Động vật hoang dã trái phép'. Ảnh: VQG Pù Mát.

Chủ tịch UBND huyện Con Cuông, ông Hoàng Sỹ Kiện nhấn mạnh vài trò của của Chương trình “nói không với sử dụng Động vật hoang dã trái phép”. Ảnh: VQG Pù Mát.

Ngày 16/2, UBND huyện Con Cuông đã tổ chức hội thảo tổng kết chuỗi Chương trình “nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép”.

Ông Trần Xuân Cường, Giám đốc Vườn Quốc gia Pù Mát khẳng định: “Quá trình thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách bảo vệ động vật hoang dã gặp không ít khó khăn và thách thức, tuy nhiên nhờ sự đồng lòng, nỗ lực cao của các bên tham gia, huyện Con Cuông đã trở thành đơn vị tiên phong trong việc không sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã. 2 năm qua, chuỗi hoạt động đã mang lại nhiều kết quả tích cực, tạo động lực lan tỏa đến các tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức khác nhau”.

Ông Trần Xuân Cường, Giám đốc Vườn Quốc gia Pù Mát chia sẻ thêm thông tin của sự kiện. Ảnh: VQG Pù Mát.

Ông Trần Xuân Cường, Giám đốc Vườn Quốc gia Pù Mát chia sẻ thêm thông tin của sự kiện. Ảnh: VQG Pù Mát.

Theo ghi nhận của NNVN, chuỗi chương trình “Huyện Con Cuông nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép” được triển khai từ tháng 4/2021 đến tháng 3/2023 thông qua các hoạt động trọng tâm như: Lắp đặt 643 hệ thống bảng tuyên truyền tại các địa phương xung quanh Vườn Quốc gia Pù Mát; Chiến dịch ký cam kết với 1.608 cán bộ, công chức, viên chức về việc không tiêu thụ, sử dụng, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, chế biến, quảng cáo động vật hoang dã trái phép và các sản phẩm từ động vật hoang dã; Hoạt động trường học tiếp cận hơn 6.194 học sinh…

Đại diện cấp chính quyền, ông Hoàng Sỹ Kiện, Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: “Chuỗi chương trình đã đưa Con Cuông thành huyện tiên phong tại Nghệ An trong việc không sử dụng động vật hoang dã trái phép, đây chính là nền tảng vững chắc để triển khai thêm nhiều hoạt động tiếp nối có ý nghĩa trong tương lai, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng huyện nhà phát triển theo hướng sinh thái”.

Tham gia với vai trò là đại diện thông điệp, ông Hà Huy Đức, Đội trưởng đội Điều tra tội phạm Hình sự - Kinh tế - Ma túy chia sẻ: “Cá nhân tôi yêu thích động vật từ nhỏ, khi tham gia tôi nhận thấy bản thân đã tích lũy được thêm nhiều kiến thức, góc nhìn mới mẻ về công tác bảo tồn động vật hoang dã. Thông qua chương trình, gia đình, bạn bè và người dân cũng được tiếp cận thêm nhiều thông tin bổ ích, nhờ đó đã nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành các quy định, pháp luật của nhà nước”.

Thông qua chương trình, các đại biểu sẽ được trang bị thêm kiến thức, đồng thời nâng cao trách nhiệm chấp hành các quy định về bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: Vườn Quốc gia Pù Mát.

Thông qua chương trình, các đại biểu sẽ được trang bị thêm kiến thức, đồng thời nâng cao trách nhiệm chấp hành các quy định về bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: Vườn Quốc gia Pù Mát.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam đưa ra cái nhìn tổng quan:“Thời gian qua, công tác bảo tồn động vật hoang dã đã được chú trọng hơn, dù vậy tình trạng săn bắt, kinh doanh và tiêu thụ bất hợp pháp vẫn diễn ra, điều này dẫn tới gia tăng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên, ảnh hưởng tiêu cực đến cân bằng sinh thái và sức khỏe con người. Chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo tồn và đưa nội dung này thành tiêu chí, chỉ tiêu hoạt động”.

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt

ĐBSCL Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL cho thấy mức độ xâm nhập sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như các năm 2016 và 2020.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.