| Hotline: 0983.970.780

Huyện NTM đầu tiên xứ thành Đông

Thứ Tư 10/01/2018 , 09:10 (GMT+7)

Kết quả đạt được trong phong trào xây dựng NTM ở huyện Kinh Môn đã minh chứng rõ nét không khó khăn nào là không thể vượt qua, không mục tiêu nào là không thể phấn đấu.

Những ngày này, về huyện Kinh Môn (Hải Dương), đâu đâu cũng thấy không khí rộn ràng, phấn khởi của cán bộ, đảng viên và người dân với niềm tự hào khi huyện vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đầu tiên của xứ thành Đông.

18-03-52_co_so_h_tng_cu_huyen_duoc_du_tu_xy_dung
Cơ sở hạ tầng của huyện được đầu tư xây dựng

Ông Nguyễn Minh Hùng, Bí thư Huyện ủy kiêm Trưởng BCĐ xây dựng NTM huyện Kinh Môn cho biết: “Năm 2011, khi mới triển khai xây dựng NTM, huyện gặp rất nhiều khó khăn. Huyện có 22 xã thì chỉ đạt bình quân 9,2 tiêu chí/xã, nhiều xã 5- 6 tiêu chí. Các tiêu chí của huyện NTM như đường giao thông, thủy lợi, văn hóa còn thiếu và chưa đáp ứng được tiêu chí; kinh tế nông thôn phát triển không đều, đời sống người dân thấp".

Lúc đầu, BCĐ huyện chỉ định 2 xã Thượng Quận và Bạch Đằng thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2011 – 2015. Đến năm 2014, cả 2 xã đều đạt chuẩn, là 2 trong 12 xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn giai đoạn đầu. 2 xã điểm về đích đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ đến các xã và nhân dân trong huyện, đoàn kết, quyết tâm cao hơn.

Rất nhiều xã khó khăn, nằm xa trung tâm huyện như Tân Dân, Thái Thịnh, Hoành Sơn cũng đã nỗ lực hoàn thành các tiêu chí. Huyện đã hỗ trợ 2 tỷ đồng/xã, hỗ trợ 2 trường THPT Kinh Môn và Nhị Chiểu 2 tỷ đồng/trường, hỗ trợ dồn điền đổi thửa. Hết năm 2016, toàn huyện đã có 19/22 xã đạt chuẩn, đến quý 2/2017, 3 xã cuối cùng là Phạm Mệnh, Phúc Thành, Lê Ninh cũng đã đặt chân cán đích NTM.

18-03-52_mot_goc_cu_huyen_nong_thon_moi
Một góc của huyện nông thôn mới

Chưa nơi đâu, phong trào xây dựng NTM lại có sức lan tỏa mạnh mẽ như ở huyện Kinh Môn. Cán bộ, đảng viên gương mẫu trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng NTM, làm đầu tàu để cổ vũ, động viên nhân dân cùng thực hiện. Mỗi người dân đều ý thức phải có hành động thiết thực, cụ thể để chung sức cùng cấp ủy, chính quyền xây dựng NTM.

Nhân dân trong huyện tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, tự nguyện hiến 139ha đất, đóng góp gần 239 tỷ đồng, 37.659 ngày công bê tông hóa đường giao thông, thủy lợi nội đồng. Sự chung tay, góp sức từ cộng đồng DN đã hỗ trợ các xã trên 275 tỷ đồng, 5.523 tấn xi măng, hơn 1.000m3 cát, đá xây dựng các công trình phúc lợi, đồng hành thực hiện những tiêu chí khó về cơ sở hạ tầng.

Có thể nhận thấy, xây dựng NTM ở Kinh Môn đã trở thành phong trào mạnh mẽ, lan tỏa rộng với khẩu hiệu “người người xây dựng NTM, nhà nhà xây dựng NTM”. Bức tranh kinh tế của huyện phát triển vượt bậc từ huyện miền núi trở thành trung tâm kinh tế lớn của cả tỉnh, hướng đến đô thị văn minh, hiện đại, phấn đấu trở thành thị xã trong tương lai.

Không được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, nguồn nước, khí hậu, nhưng ngành nông nghiệp huyện phát triển theo hướng hàng hóa, thị trường với 600ha Nếp cái hoa vàng, 500 ha sắn dây, trên 4.300 ha hành tỏi, 64ha cam, ổi; rau xanh đạt tiêu chuẩn VietGap; phát triển chăn nuôi con đặc sản như rươi, ba ba, đà điểu, cá lồng... Giá trị sản xuất/ha đất năm qua đạt gần 200 triệu đồng.

18-03-52_trong_ru_nh_mng_o_kinh_mon
Trồng rau màu ở Kinh Môn

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kinh Môn nhiệm kỳ 2015 – 2020, phấn đấu đến năm 2020 có 60% số xã đạt chuẩn. Với nỗ lực vượt bậc đến nay, 100% xã đạt chuẩn, Kinh Môn là huyện đầu tiên của Hải Dương đạt chuẩn, về đích sớm 3 năm.

Chặng đường hơn 6 năm với bao khó khăn, vất vả. Mỗi thành quả hôm nay đều thấm đẫm mồ hôi, công sức của tập thể cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Kinh Môn, sự chung tay giúp sức của cộng đồng. Kết quả đạt được trong phong trào xây dựng NTM ở huyện Kinh Môn đã minh chứng rõ nét không khó khăn nào là không thể vượt qua, không mục tiêu nào là không thể phấn đấu.

 

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.