| Hotline: 0983.970.780

Huyện Tương Dương không được tham gia Đề án hỗ trợ phát triển người Ơ Đu?

Thứ Sáu 28/08/2020 , 10:24 (GMT+7)

Là địa phương được hưởng lợi nhưng xuyên suốt quá trình thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội người Ơ Đu, huyện Tương Dương gần như đứng ngoài cuộc.

Cuộc sống của người Ơ Đu tại huyện Tương Dương còn nhiều khốn khó. Ảnh: Việt Khánh.

Cuộc sống của người Ơ Đu tại huyện Tương Dương còn nhiều khốn khó. Ảnh: Việt Khánh.

Cấp thiết

Một số tài liệu ghi lại, người Ơ Đu là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời nhất trên mảnh đất Tương Dương (Nghệ An), thuộc Vương Quốc Bồn Man. Thời bấy giờ vương quốc Bồn Man khá phồn thịnh, nhưng sau quá trình tranh giành khốc liệt giữa các dân tộc đã tỏ rõ sự thất thế, dần dà dẫn đến cảnh suy thoái về sau.

Bảo tồn và phát huy văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán của người Ơ Đu là vô cùng cấp thiết. Ảnh: Việt Khánh.

Bảo tồn và phát huy văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán của người Ơ Đu là vô cùng cấp thiết. Ảnh: Việt Khánh.

Mơ hồ về đặc điểm khiến tất thảy lâm vào ngõ cụt, trong thế khó các cấp ngành chức năng đành áp dụng cách thức thống kê theo dạng may hơn khôn, đó là thông báo trực tiếp: “Ai đứng ra nhận làm người Ơ Đu”?

Trải qua thời gian, ngay chính người Ơ Đu tại huyện Tương Dương cũng không nhớ rõ gốc gác của bản thân. Không có làng bản riêng, đồng bào sinh sống lẫn lộn với các dân tộc anh em, lâu dần nhiều trường hợp xem mình là người Thái, người Khơ Mú…

Một số nhà khoa học, bao gồm cả chuyên gia Nhật, Úc đã đến Tương Dương nhằm tìm hiểu về nguồn cội của người Ơ Đu. Ở phạm vi trong nước, đáng chú ý có đề tài nghiên cứu của cố Giáo sư Ninh Viết Giao khi ghi lại dư địa chí khá chi tiết.

Trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, ông Lô Thanh Nhất chia sẻ: Muốn nhận biết về dân tộc phải dựa trên 2 yếu tố cơ bản là ngôn ngữ và trang phục, tuy nhiên tại thời điểm thống kê (đầu những năm 90 của thế kỷ trước) cả 2 yếu tố này đều không còn.

Lần mò theo thông tin, cơ quan chuyên môn nắm bắt được “Người Ơ Đu sinh sống tại Indonexia, hay như một bộ phận khác cũng tập trung ở Xiêng Khoảng (Lào)”. Khi tiến hành sàng lọc, được biết bản làng tại Lào chính là những người Ơ Đu ở Tương Dương di cư tự do sang.

Dù vậy quá trình triển khai Đề án lại xuất hiện nhiều điều tiếng, điển hình là việc xây dựng hệ thống chuồng bò tiêu tốn hàng trăm triệu đồng/ chuồng. Ảnh: Việt Khánh.

Dù vậy quá trình triển khai Đề án lại xuất hiện nhiều điều tiếng, điển hình là việc xây dựng hệ thống chuồng bò tiêu tốn hàng trăm triệu đồng/ chuồng. Ảnh: Việt Khánh.

May mắn thay số dân di cư sang Lào thời điểm đó vẫn giữ được một ít ngôn ngữ và trang phục xa xưa. Trên cơ sở này, các cấp chính quyền đã cất công mời những người này về lại Tương Dương để dạy tiếng cho bà con. Tình hình sau đó đã có nhiều biến chuyển, tuy nhiên do nhiều yếu tố cản trở, đặc biệt là sự đồng hóa ngày càng đậm nét nên nhiệm vụ khôi phục lại hoàn toàn “tiếng mẹ đẻ” thực sự rất gian nan.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, kế hoạch bảo tồn và phát huy văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán của người Ơ Đu là vô cùng cấp thiết. Tiếc thay quá trình triển khai Đề án hỗ trợ phát triển người Ơ Đu lại để lại vô vàn điều tiếng.

Huyện không được tham gia

Lý giải về việc đưa nhầm “45 hộ với 231 người Ơ Đu tại bản Đựa, xã Lượng Minh vào danh sách hỗ trợ”, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An, ông Lương Thanh Hải khăng khăng: Đề án hỗ trợ phát triển người Ơ Đu được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa số liệu khảo sát thực tế và niên giám thống kê của huyện Tương Dương.

Ông Lương Thanh Hải cho rằng, danh sách được lập trên cơ sở kế thừa số liệu khảo sát thực tế và niên giám thống kê của huyện Tương Dương. 

Ông Lương Thanh Hải cho rằng, danh sách được lập trên cơ sở kế thừa số liệu khảo sát thực tế và niên giám thống kê của huyện Tương Dương. 

Khi phóng viên đề cập đến nội dung trên, ông Lô Thanh Nhất, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương bày tỏ: Đề án do Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An (Chủ đầu tư – PV) chủ trì từ đầu đến cuối, huyện không được tham gia.

“Danh sách được lập trên cơ sở hồ sơ, sổ sách có trong niên giám thống kê. Ngành thống kê hoạt động độc lập, số liệu cung cấp có giá trị về mặt pháp lý. Về nguyên tắc, việc khảo sát thực tế thì cán bộ của Ban Dân tộc phải thực hiện”.

Đáng chú ý, ông Lô Thanh Nhất khẳng định: “niên giám thống kê về người Ơ Đu năm 2010, thời điểm khảo sát để lập danh sách không chính xác”.

Chi tiết hơn, theo số liệu niên giám thì năm 2010 toàn huyện Tương Dương có 86 hộ/ 423 nhân khẩu là người Ơ Đu. Dựa trên phương pháp thống kê nặng về “xác suất”, hiển nhiên khi số liệu ban đầu lệch chuẩn tất yếu sẽ kéo theo chuỗi sai lệch tuần hoàn về sau.

Sau khi cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An vào cuộc điều tra, phát hiện hàng loạt vấn đề sai phạm nghiêm trọng tại Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội người Ơ Đu, phía huyện Tương Dương đã có động thái tiến hành khảo sát, tổng hợp nhằm củng cố lại số liệu.

Kết quả ghi nhận đến 31/7/2020 cho thấy, trên địa bàn huyện có 17/146 bản, làng; 9/17 xã, thị trấn có người dân tộc Ơ Đu sinh sống với tổng cộng 135 hộ.

Người Ơ Đu sinh sống rải rác tại các xã Tam Quang (1 hộ), Tam Thái (1), thị trấn Thạch Giám (1), Xá Lượng (7), Lượng Minh (7), Yên Na (3), Yên Tĩnh (2), Yên Hòa (1), riêng 112 hộ còn lại tập trung tại xã Nga My.

Trong 135 hộ nêu trên, ghi nhận thực tế có 383 khẩu là người Ơ Đu, số còn lại thuộc các dân tộc khác (Thái, Khơ Mú, Kinh…) nhưng sống chung, đồng thời có quan hệ mật thiết với nhau (ông bà, cha mẹ, con dâu, con rể, cháu, chắt…)

Ngoài số liệu thống kê chính thức, hiện trên địa bàn huyện Tương Dương còn có 6 hộ gia đình với 24 nhân khẩu thường trú tại bản Bón, bản Xiềng Nứa, xã Yên Na; bản Đình Hương, xã Tam Đình đều tự nhân là người dân tộc Ơ Đu, tất cả đều có nguyện vọng tìm lại nguồn gốc tổ tiên.

Một Đề án có tổng kinh phí lên đến 120 tỷ đồng, quan trọng hơn là tác động trực tiếp đến đời sống, đến sinh kế của hàng trăm người dân vùng cao nhưng lại triển khai với thái độ hời hợt, thiếu trách nhiệm. Động thái trên không những khiến dư luận bức xúc tột độ mà còn tác động nặng nề đến tâm lý của chính đồng bào Ơ Đu, những người cần hơn ai hết sự hỗ trợ của cộng đồng.

Trong khi đó lãnh đạo huyện Tương Dương khẳng định xuyên suốt quá trình thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển người Ơ Đu, địa phương gần như không được tham gia. Ảnh: Việt Khánh.

Trong khi đó lãnh đạo huyện Tương Dương khẳng định xuyên suốt quá trình thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển người Ơ Đu, địa phương gần như không được tham gia. Ảnh: Việt Khánh.

Bàn đến trách nhiệm của cấp chính quyền địa phương, ông Lô Thanh Nhất nói thẳng: Việc huyện phối hợp hay không phụ thuộc vào sự cho phép của chủ đầu tư. Từ tháng 6/2015, thời điểm ông về ủy ban đảm nhận công tác thì xuyên suốt quá trình xây dựng dự án UBND tỉnh và Ban Dân tộc chưa một lần mời huyện tham gia. Chỉ đến khi dự án được phê duyệt (Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 23/4/2019 của UBND tỉnh Nghệ An) thì mới hay là đơn vị được hưởng lợi.

Không chỉ “bỏ qua” vai trò của chính quyền địa phương trong quá trình khảo sát, tình trạng này tiếp tục tái diễn khi Ban Dân tộc triển khai áp dụng các hạng mục thiết yếu.

 Việc xem nhẹ vai trò của chính quyền cơ sở dẫn đến thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các bên, phải chăng đây là nguyên do dẫn đến hàng loạt sai phạm?

Xem thêm
Sắp xếp những cơ quan, tổ chức đã có phương án

Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị quyết định sắp xếp theo thẩm quyền đối với những cơ quan, tổ chức đã có phương án sắp xếp, chuẩn bị kỹ lưỡng.

Khánh thành nhà máy chiếu xạ hiện đại tại tỉnh Hậu Giang

Ngày 24/11, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics (đặt tại Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A, huyện Châu Thành) chính thức khánh thành nhà máy chiếu xạ công suất 1.000 tấn/ngày đêm.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 4] Bài học xương máu ở 'vựa' nuôi tôm hùm

Cơn bão số 12 (năm 2017) khiến hàng trăm hộ nuôi tôm hùm ở Nam Trung bộ bỗng chốc trở nên trắng tay, đây là bài học ‘nhớ đời’ của những người nuôi biển hiện nay.