| Hotline: 0983.970.780

IDH hỗ trợ phát triển cà phê cảnh quan, hướng tới giảm phát thải

Thứ Hai 13/02/2023 , 17:07 (GMT+7)

Ngày 13/2, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan làm việc với ông Daan Wensing, Tổng Giám đốc toàn cầu Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) về việc phát triển cà phê cảnh quan.

Cà phê cảnh quan đang tạo ra giá trị cho ngành nông nghiệp

Hai bên trao đổi về định hướng, chiến lược hợp tác liên quan đến ngành hàng cà phê và hồ tiêu, nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp khu vực Tây Nguyên theo hướng bền vững, giảm phát thải và đáp ứng với các yêu cầu thị trường.

Cà phê là một trong những sản phẩm nông sản xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam với gần 1,8 triệu tấn, tổng kim ngạch đạt trên 4 tỷ USD trong năm 2022, mang lại thu nhập cho hơn 700.000 nông hộ, trong đó hơn 95% sản lượng cà phê đến từ các tỉnh Tây Nguyên.

Sản xuất cà phê cũng là một nguồn phát thải các-bon đáng kể với đặc thù sản xuất manh mún, lạm dụng vật tư đầu vào như phân bón, hoá chất nông nghiệp, nước tưới, hệ thống trồng trọt còn thiếu đa dạng cây trồng.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Daan Wensing, Tổng Giám đốc toàn cầu, Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH). Ảnh: Linh Linh. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Daan Wensing, Tổng Giám đốc toàn cầu, Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH). Ảnh: Linh Linh. 

"Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại một nền kinh tế nông nghiệp với một giá trị khác, xu thế khác của người tiêu dùng. Điều đó được thể hiện sâu sắc hơn khi Việt Nam xây dựng Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, tiếp cận nền nông nghiệp từ tư duy sản xuất sang tư duy chuỗi giá trị, tư duy kinh tế. Chúng tôi tiếp tục nhìn nền kinh tế ở cách tiếp cận mới gần với những quốc gia phát triển, sáng kiến toàn cầu về lĩnh vực nông nghiệp”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan mở đầu buổi làm việc.

Theo Bộ trưởng, cảnh quan không chỉ còn là thuật ngữ trên bao bì mà nó còn là tầm nhìn cho một nền nông nghiệp mà ở đó hệ sinh thái, môi trường và cách tiếp cận có thể tạo ra giá trị bền vững hơn cho ngành hàng nông sản như hồ tiêu, cà phê.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng chia sẻ, Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn hướng đến bền vững đối với Việt Nam không chỉ riêng là vấn đề kỹ thuật mà còn liên quan đến tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ đã hình thành từ lâu.

Thí điểm các mô hình cà phê bền vững, giảm phát thải 

Hướng tới một nền nông nghiệp bền vững là một mục tiêu vô cùng quan trọng. Theo đó, nhiều chương trình khuyến nông cộng đồng, các hợp tác xã ở vùng nguyên liệu, các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp đã được xây dựng nhằm hướng tới khắc phục sự chia cắt, manh mún, nhỏ lẻ tại các ngành hàng, trong đó có cà phê, hồ tiêu.

"Bên cạnh đó, vấn đề Tây Nguyên có liên quan đến khí hậu, đất đai, nguồn nước. Giải quyết ngành hàng đó, người nông dân, doanh nghiệp đã áp dụng nhiều sáng kiến để đa tầng, đa tán, trồng xen canh nhiều loại cây để giữ ẩm cho mặt đất, giảm thiểu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng song lại có vướng mắc với vấn đề xuất xứ nguồn gốc, thị trường”, Bộ trưởng nêu vấn đề, đề nghị hai bên cùng làm việc để đưa vào chương trình đối tác, truyền thông, khuyến nông, tập huấn, nâng cao nhận thức cho người nông dân.

Cà phê cảnh quan đang là hướng đi bền vững cho ngành cà phê Việt Nam. Ảnh: Quang Yên. 

Cà phê cảnh quan đang là hướng đi bền vững cho ngành cà phê Việt Nam. Ảnh: Quang Yên. 

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ NN-PTNT mong muốn IDH sẽ là một trong những nhân tố để hỗ trợ Bộ trong thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Về phía IDH, ông Daan Wensing khẳng định các sáng kiến đối tác phát triển bền vững, đối tác phát triển công tư của Việt Nam là những sáng kiến nổi bật của toàn cầu, mang tính chất tiêu biểu.

"Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực chuyển đổi ngành nông nghiệp Việt Nam từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế và đây hướng đi phù hợp với chiến lược của IDH”, ông Wensing cho biết.

Ông cũng nhấn mạnh hợp tác cùng Bộ NN-PTNT cũng như các cơ quan địa phương, doanh nghiệp sản xuất và người nông dân đều đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, ông Wensing cho rằng cần nắm bắt rõ nhu cầu, xu hướng thị trường trên thế giới ví dụ như vấn đề thị trường các-bon, giảm phát thải hay dự luật về thẩm định trách nhiệm và đảm bảo chống phá rừng dự kiến sẽ được áp dụng từ năm 2024 đối với các mặt hàng nhập khẩu vào châu Âu có rủi ro cao trong đó có cà phê.

Để phát triển ngành cà phê Việt Nam trong thời gian tới, bà Trần Thị Quỳnh Chi, Giám đốc Khu vực châu Á, Chương trình Cảnh quan của IDH đề xuất hai bên phối hợp triển khai, mở rộng một số hoạt động của tổ chức.

Về xây dựng vùng nguyên liệu nông nghiệp bền vững, phát thải thấp, quy mô lớn, IDH đề nghị Bộ NN-PTNT xây dựng chính sách áp dụng cách tiếp cận cảnh quan để nhân rộng mô hình này tại tất cả các tỉnh Tây Nguyên; lồng ghép nguồn lực của Bộ để phối hợp trong quá trình nhân rộng; hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh cà phê tiếp cận vốn vay ưu đãi nước ngoài để thử nghiệm cơ chế cho vay nông dân đầu tư vào các thực hành bền vững vùng nguyên liệu.

Bên cạnh đó, IDH cũng đề xuất hai bên phối hợp thử nghiệm hệ thống thẩm định sản phẩm cà phê không mất rừng, đánh giá các vùng có nguy cơ mất rừng thấp, vừa và cao tại khu vực Tây Nguyên theo định nghĩa của EU.

Liên quan đến vấn đề phát thải các-bon, IDH đề xuất thí điểm mô hình bù đắp các-bon trong chuỗi sản phẩm, chia sẻ lợi ích giảm phát thải và đưa ra khuyến cáo về mức phát thải tham chiếu cho các hệ thống canh tác cà phê - trồng xen, hướng tới thực hiện mục tiêu đạt 50% diện tích và sản xuất sản phẩm giảm phát thải thấp vào năm 2030 và không có phát thải các-bon trong ngành cà phê, hồ tiêu... vào năm 2050.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm